ClockThứ Ba, 22/10/2024 19:42

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

TTH.VN - Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Khởi động chương trình Giáo dục di sản Vun đắp tình yêu di sản Huế cho học sinh

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hợp tác giáo dục di sản cho học sinh

Hai đơn vị đã đánh giá công tác triển khai chương trình giáo dục di sản năm học 2022-2023 và 2023-2024, đồng thời đề ra kế hoạch triển khai chương trình giáo dục di sản năm 2024-2025 và thảo luận hợp tác giáo dục di sản dành cho thế hệ trẻ.

Trong năm học 2022 - 2023, có 263 đoàn tham gia chương trình với 23.286 học sinh và 1.898 giáo viên. Năm học 2023-2024, 306 đoàn tham gia chương trình với 29.830 học sinh và 2.443 giáo viên.

Năm học 2024-2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai chương trình giáo dục di sản trong trường học trên địa bàn tỉnh từ tháng 9/2024 đến tháng 5/2025.

Chương trình giáo dục di sản do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xây dựng gồm có 4 chương trình dành cho cấp mầm non, 7 chương trình dành cho cấp tiểu học, 7 chương trình dành cho cấp trung học cơ sở và 6 chương trình dành cho cấp trung học phổ thông.

 Học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản tại điện Phụng Tiên

Các trường lựa chọn và đăng ký tham gia giáo dục di sản thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bố trí không gian, con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ chương trình cho học sinh.

Chương trình từng bước đưa giáo dục di sản văn hóa Huế vào trường học nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết, kiến thức cơ bản về giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương và của dân tộc Việt Nam. Từ đó, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Ngoài ra, mong muốn của chương trình nhằm đưa di sản Huế đến gần hơn với thế hệ trẻ nói chung, học sinh tỉnh Thừa Thừa Huế nói riêng, giúp các em hiểu biết, trân quý và ứng xử đúng đắn với di sản, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế, một tài sản quý báu mà cha ông để lại.

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kể chuyện anh Bộ đội Cụ Hồ

Là chủ đề hội thi kể chuyện sách do Trung tâm VH,TT&TT phối hợp Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy tổ chức ngày 30/11. Hội thi thu hút hơn 600 học sinh đến từ 23 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn.

Kể chuyện anh Bộ đội Cụ Hồ
Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

TIN MỚI

Return to top