ClockChủ Nhật, 02/06/2019 08:47

Điều làm chúng ta lo lắng

TTH - Có lẽ, ai cũng biết, cái đích của giáo dục là cung cấp kiến thức, nâng cao sự hiểu biết và hoàn thiện nhân cách của con người. Nó tạo ra nền tảng cho sự nhận thức. Chưa chắc gì người có học thức cao nhận thức vấn đề tốt hơn người có học thức thấp hơn nhưng nhìn chung “có học có hơn”. Các môn khoa học tự nhiên để cung cấp tư duy logich. Các môn học xã hội sẽ làm “thăng hoa” hơn về mặt cảm xúc.

Xét tuyển theo học bạ: Thí sinh còn băn khoănTS. Trần Hữu Đức chia sẻ với sinh viên “mật mã thành công cho cá nhân”

Học sinh một trường THCS tại TP. Huế trao đổi bài sau giờ học (Ảnh minh họa)

Có vẻ như lâu nay, chúng ta chưa nhìn nhận thấu đáo về điều này. Trên báo chí nhan nhản những đánh giá về sự lãng phí trong giáo dục. Họ chỉ ra cụ thể tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, rằng cả hàng trăm, ngàn sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc tìm được việc làm nhưng không đúng ngành nghề đã học, hoặc những ngành nghề không cần đến trình độ đại học. Cách nhìn nhận vấn đề như vậy không sai nhưng chưa toàn diện và thấu đáo, nếu chúng ta nhìn nhận giáo dục ở một khía cạnh khác như trên đã nêu.

Có lẽ từ nhận thức như vậy nên ngành giáo dục “loay hoay” tìm mọi biện pháp cải cách, phân ban, phân luồng học sinh. Mặt tích cực của việc này là tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho học sinh từ những bậc học thấp. Điều này phù hợp với thực tiễn: không phải ai cũng “học giỏi như nhau”, không phải ai cũng học giỏi tất cả mọi lĩnh vực. Ai học giỏi thì có thể học lên cao ở một lĩnh vực nào đó để tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt hơn. Ai học không giỏi thì có một “nhánh rẽ” là lựa chọn học nghề phù hợp.

Có một điều, có lẽ chúng ta cũng dễ dàng thống nhất là “kiến thức nền” của bậc THPT là hết sức quan trọng cho nhận thức. Về mặt tâm sinh lý, con người ở độ tuổi này sẽ “ổn định”; về mặt nhận thức, sẽ chín chắn hơn.

Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, một nhà tâm lý giáo dục chuyên tư vấn tâm lý giáo dục lứa tuổi học đường từ California (Mỹ) cho rằng: “Lý thuyết về bốn giai đoạn phát triển tư duy của trẻ theo nhà tâm lý học Thụy Sỹ Jean Piaget rất đáng tham khảo cho những ai muốn dạy con “thuận tự nhiên”. Trẻ ở lứa tuổi 12 -13 là giai đoạn trẻ có khả năng khái quát hóa các ý tưởng và cấu trúc những điều trừu tượng. Bằng tư duy logic, trẻ có thể suy luận, kết luận dựa trên các mệnh đề, các giả thuyết. Trí tuệ dần đạt tới mức trưởng thành, giai đoạn này, trẻ lớn nhanh về thể chất, năng lượng dồi dào và “miền cảm xúc” ở vùng trung não phát triển mạnh”.

Rõ ràng, đây là giai đoạn phát triển cả về thể chất và tư duy của trẻ em nhưng là giai đoạn “chưa ổn định”, chưa đủ “độ chín”.

Một con số mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa cho biết: “Sau thời gian định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông thì đến nay số học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục học lên THPT hiện chiếm trên 30%.”

Nếu dựa trên lý thuyết của Jean Piaget, trẻ em vào đời sớm sẽ không tốt cho bản thân và có thể cho cả xã hội.

30% trẻ em tốt nghiệp THCS (ở độ tuổi 15) không học lên phổ thông, thì các em sẽ học gì, làm gì? Chính Bộ trưởng Nhạ chỉ ra rằng: các em học nghề còn ít, tỷ lệ gia nhập ngay thị trường lao động còn cao.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, ở lứa tuổi này, các em chỉ có thể gia nhập vào thị trường lao động tự do, hay còn gọi là khu vực lao động phi chính thức – đây là thị trường lao động thiếu sự ổn định nhất.

Cứ thử quan sát trong đời sống xã hội, chúng ta sẽ thấy rằng, không phải tất cả các em học sinh THCS không học lên THPT đều gia nhập thị trường lao động phi chính thức, mà trong đó bao gồm cả các em “không học, cũng không làm”. Nếu tỷ lệ này chiếm cao trong 30% nói trên thì sẽ dẫn đến một hệ quả không mấy tốt đẹp cho chính bản thân các em, cho gia đình và cả xã hội!?

Theo số liệu thống kê, năm học 2018 -2019 cả hai bậc học: THCS và THPT cả nước có hơn 8,17 triệu học sinh, trong đó THCS là hơn 5,6 triệu và THPT hơn 2,57 triệu. 30% các em THCS không học lên THPT, tức là vào khoảng hơn 1,87 triệu. Có lẽ con số này, dù có học nghề, dù có gia nhập ngay vào thị trường lao động tự do hoặc “không học cũng không làm” đều làm chúng ta không thể yên tâm!

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tẩy giun cho 108.000 học sinh tiểu học và trẻ nhỏ

Ngày 21/5, Đoàn Giám sát Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) giám sát hoạt động tẩy giun tại Trường tiểu học Phường Đúc, TP. Huế. Hơn 1.000 học sinh tiểu học của trường được uống thuốc tẩy giun đợt này.

Tẩy giun cho 108 000 học sinh tiểu học và trẻ nhỏ
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Lan tỏa nghĩa cử đẹp, đẩy mạnh vận động hiến mô tạng

Ngày 10/5, Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) phối hợp Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức hội thảo “Phát triển mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tặng mô, tạng tại khu vực miền Trung”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và 12 bệnh viện khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Lan tỏa nghĩa cử đẹp, đẩy mạnh vận động hiến mô tạng
Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
Return to top