ClockThứ Tư, 13/05/2020 06:31

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bộ GD-ĐT: Không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớpĐảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học trực tuyến

Một trong những nhiệm vụ của kế hoạch là đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Giáo dục và các Đề án, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế; tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; xây dựng xã hội học tập.

Triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo và công nhận lẫn nhau về trình độ đào tạo với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Từng bước phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đạo học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và các trường đại học đạt thứ  hạng cao trong bảng xếp hạng quốc tế có uy tín, nhất là các đại học quốc gia và đại học vùng.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Trong đó, rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên, xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm tại các vùng, miền, bảo đảm việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Đổi mới công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ chế để cơ quan quản lý giáo dục địa phương được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và phân bổ, sử dụng tài chính dành cho giáo dục.

Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng cơ chế, chính sách mở để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là phát triển giáo dục gắn với nhu cầu xã hội; tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thông qua hợp tác, liên kết đào tạo.

Thực hiện các giải pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Trong đó, xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển một số trường đại học định hướng nghiên cứu; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp; doanh nghiệp ứng dụng chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực trình độ cao.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

TIN MỚI

Return to top