ClockThứ Ba, 02/03/2021 07:00

Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6

TTH - Tháng 3 là thời gian quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa mới ở lớp 2 và lớp 6. Sau năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới với không ít tranh cãi, việc lựa chọn SGK cho năm học tới được dư luận quan tâm.

Giáo viên được tham gia góp ý sách giáo khoa lớp 2 và 6

Một tiết học của học sinh Trường tiểu học số 1 Quảng Phú (huyện Quảng Điền). Ảnh: Hữu Phúc

Giao quyền cho UBND tỉnh chọn SGK

SGK lớp 2 của 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm 32 cuốn, cùng SGK môn tự chọn tiếng Anh; 40 SGK lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Đối với lớp 2, mỗi môn tiếng Việt, toán, đạo đức, tự nhiên và xã hội, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm đều có 3 SGK được phê duyệt; môn tự chọn tiếng Anh có 8 SGK.

Đối với lớp 6, mỗi môn ngữ văn, toán, tiếng Anh, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp có 3 SGK; môn tin học có 2 cuốn và tiếng Anh có 8 SGK được phê duyệt. Các SGK có tên trong danh mục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD& ĐT) phê duyệt thuộc 4 đơn vị xuất bản, gồm: NXB Giáo dục VN, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP. HCM và NXB ĐH Quốc gia TP. HCM.

Theo Luật Giáo dục 2019, từ năm học 2021 -2022, việc chọn SGK sẽ giao quyền cho UBND cấp tỉnh thay vì cấp trường như với SGK lớp 1. Việc thay đổi chủ thể quyết định chọn SGK cho năm học tới cũng đặt ra những vấn đề, nhất là sau những lùm xùm về chất lượng của một số cuốn SGK lớp 1. Xuất phát từ thực tế, năm trước các trường đã chọn SGK này nhưng năm tới tỉnh sẽ chọn SGK khác liệu có ảnh hưởng gì đến việc dạy và học của các trường không?

Tiết học của học sinh Trường tiểu học Lộc Trì (Phú Lộc)

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD& ĐT cho biết: Nếu trường nào có nhu cầu lựa chọn lại SGK lớp 1 thì gửi đề nghị lên UBND tỉnh để lựa chọn lại theo quy định của Thông tư 25. Còn về việc năm nay trường chọn SGK này, sang năm tỉnh chọn SGK khác, đã có quy định cấu trúc bài học trong SGK mới, bao gồm 4 thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, và vận dụng. Các SGK đều phải đảm bảo yêu cầu này. Bởi vậy, học sinh khi học sách này, sau đó có chuyển sang học sách khác, cũng không gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong thông tư hướng dẫn của Bộ có những quy định mang tính chuyển tiếp và kế thừa để việc chọn SGK dù của UBND cấp tỉnh cũng sẽ không phủ nhận việc chọn SGK của cấp trường trước đó, chứ không có thay đổi đột ngột.

Đã chọn giáo viên dạy theo SGK mới

Thông tư 25 quy định hội đồng lựa chọn do UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc T.Ư thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK. Mỗi môn học của một cấp học thành lập 1 hội đồng, số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và GV đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó. Chủ tịch Hội đồng là giám đốc hoặc phó giám đốc sở GD& ĐT.

Căn cứ vào kết quả lựa chọn SGK của các hội đồng do sở GD& ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương. UBND tỉnh sẽ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục SGK được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương; chỉ đạo Sở GD&ĐT thông báo danh mục SGK được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương chậm nhất 5 tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.

Việc lựa chọn SGK phải trên nguyên tắc: cơ sở hội đồng xem xét là các biên bản, đề xuất của các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Điều này đảm bảo cho giáo viên được lựa chọn SGK phù hợp nhất cho chính người trực tiếp sử dụng. Trong quy trình lựa chọn SGK, phải rất coi trọng quá trình trải nghiệm dạy học trên lớp. Do đó, phải có bước quan trọng là mỗi cuốn SGK cần có phân công giáo viên dạy một số bài trước khi đề xuất lựa chọn.

Thừa Thiên Huế đã hoàn tất chọn giáo viên dạy lớp 2, 6 theo chương trình, SGK mới. Công tác lựa chọn SGK cũng được chuẩn bị, triển khai thực hiện chu đáo; sẵn sàng các phương án trong điều kiện dịch bệnh.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân, sở đã phối hợp với các NXB để giáo viên tiếp cận với SGK được phê duyệt; tập huấn về SGK mới bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến tùy theo tình hình. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt sẽ tiến hành theo hình thức trực tiếp, cùng với các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ chuyển sang hình thức NXB gửi link giới thiệu sách đến từng đơn vị, nhà trường; giới thiệu SGK trực tuyến.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

TIN MỚI

Return to top