ClockThứ Ba, 28/03/2023 08:15

Giáo dục ứng xử văn hóa trên không gian mạng cho học sinh

TTH - Theo báo cáo gần đây nhất của tổ chức WeareSocial (2022), số người dùng internet ở nước ta là 72,1/98,56 triệu người (73,2% dân số). Nhưng điều đáng ngại là độ an toàn dữ liệu đã sụt giảm từ 60% năm 2020, xuống còn 30,7% năm 2022.

Tìm giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh sinh viên trên không gian mạng

leftcenterrightdel
 Tin học trở thành môn học chính thức xuyên suốt ở các cấp của giáo dục phổ thông là một thay đổi quan trọng (ảnh minh họa). Ảnh: V. Khoa

Thực tế này một mặt cho thấy không gian mạng cũng là một không gian văn hóa quan trọng, diễn ra các hoạt động giao tiếp thường nhật của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi với nhiều mục đích khác nhau. Mặt khác, đặt ra những yêu cầu cấp bách về giáo dục đạo đức, pháp luật và văn hóa ứng xử trên không gian đặc thù này.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính và mạng internet của xã hội, từ năm học 2003 - 2004, môn tin học bắt đầu được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa vào chương trình giáo dục phổ thông cơ sở của Việt Nam, nhưng dưới hình thức là môn tự chọn (2 tiết/1 tuần) và chỉ áp dụng đối với lớp 8.

Đối với bậc THPT, môn tin học cũng được bổ sung vào chương trình chính khóa (1 tiết/1 tuần) ở các lớp phân ban. Giáo dục tin học ở trường phổ thông tiếp tục có bước tiến quan trọng khi vào năm 2006, Bộ GD&ĐT đã thiết kế và ban hành khung chương trình cùng với sách giáo khoa từ lớp 3 đến lớp 12. Tuy nhiên, chương trình tin học cấp tiểu học và THCS ở giai đoạn này vẫn chỉ là một môn tự chọn.

Chỉ đến khi chương trình Giáo dục Phổ thông mới được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT thì tin học mới chính thức trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Việc đưa tin học trở thành một môn học chính thức, xuyên suốt ở các cấp của giáo dục phổ thông là một thay đổi quan trọng.

Ở chương trình mới này, với tổng số 35 tiết/1 năm/1 lớp (đối với lớp 3 đến lớp 9) và 70 tiết/1 năm/1 lớp (đối với lớp 10 đến lớp 12), tổng số tiết học tin học của học sinh phổ thông đã lên đến 455 tiết. Trong đó có 21 tiết dành cho chủ đề đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số. Đây là bước chuyển quan trọng so với chương trình giáo dục phổ thông môn tin học 2006, vốn chỉ tập trung vào các ứng dụng cụ thể. Sự thay đổi này cũng là yêu cầu tất yếu khi mà học sinh tiếp cận với môi trường số ngày càng sớm (thậm chí trước 6 tuổi) và nhằm đảm bảo cho các em tham gia tích cực, an toàn vào thế giới kỹ thuật số.

Tại Thừa Thiên Huế, áp dụng khung chương trình giáo dục chung của quốc gia, bắt đầu từ lớp 3, học sinh cũng được dạy các kỹ năng ứng xử phù hợp trong môi trường số ở nhà trường. Tuy nhiên, dung lượng dành cho nội dung này khá khiêm tốn, trung bình chỉ 4,6% thời lượng môn tin học/1 lớp/1 năm.

Nội dung giáo dục ứng xử trên không gian mạng cũng khá mới mẻ với chính giáo viên tin học. Khắc phục hạn chế này, ngành giáo dục Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều lớp tập huấn, ngoại khóa cho học sinh và giáo viên. Gần đây, có thể kể đến khóa tập huấn “Kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng cho giáo viên và học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” với sự tham gia của 150 học viên là giáo viên và nhà quản lý giáo dục; “Ngày hội kỹ năng số và an toàn internet dành cho học sinh Huế” cho 120 học sinh đến từ 4 trường THCS và THPT trên địa bàn TP. Huế.

Ngoài ra, giáo dục kỹ năng số cho học sinh còn được lồng ghép trong một số môn học hay hoạt động giáo dục kỹ năng sống khác ở cấp trường. Mặc dù các chương trình trên đây còn khá khiêm tốn và chưa đồng đều giữa thành thị và nông thôn, song đã bước đầu ghi nhận sự chung tay của Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh và các tổ chức khoa học, công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của xã hội trong việc nâng cao nhận thức, năng lực và kỹ năng giữ an toàn trên không gian mạng cho thế hệ công dân số.

Một nghiên cứu vào năm 2021 của nhóm giảng viên Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế trên gần 600 học sinh THPT cũng cho thấy, 99,3% các em được khảo sát có dấu hiệu của chứng sợ thiếu điện thoại di dộng ở nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù chưa đến mức báo động, nhưng một số vụ việc đáng tiếc liên quan đến ứng xử trên không gian mạng của học sinh cũng đã nổi lên gần đây. Điều này thêm một lần nữa đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc giáo dục cho các em về chuẩn mực ứng xử trên không gian mạng. Mục tiêu giáo dục các em trong tu dưỡng đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, theo đó, phải bao gồm đạo đức thông tin trong môi trường số.

NGUYÊN NINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
Chăm lo lưu học sinh Lào

Là trường cao đẳng duy nhất trên địa bàn tỉnh đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào, Trường Cao đẳng Huế đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa tích cực chăm lo cho LHS.

Chăm lo lưu học sinh Lào

TIN MỚI

Return to top