Đó là một trong những điểm mới của Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng giáo sư Nhà nước Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành.
Công bố quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 của trường ĐH Thương Mại
Theo Quy chế, thành viên các Hội đồng Giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục đại học; cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
Thành viên Hội đồng Giáo sư không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều này hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng Giáo sư quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế.
So với Quy chế cũ, nội dung quy chế mới có nhiều điểm mới, trong đó có quy định không yêu cầu thành viên hội đồng giáo sư ngành, liên ngành phải là giáo sư; chỉ yêu cầu với người đang là ứng viên đăng ký xét công nhận chức danh giáo sư trong năm đó thì không tham gia hội đồng giáo sư ngành.
Đối với Hội đồng giáo sư cơ sở, theo Quy chế mới phải công khai hoạt động của Hội đồng giáo sư cơ sở và hồ sơ của ứng viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
Trước đây, thành viên hội đồng giáo sư cơ sở phải là giảng viên các cơ sở giáo dục đại học trong nước. Tuy nhiên, theo Quy chế mới, cơ sở giáo dục đại học phải có tối thiểu 9 giảng viên cơ hữu là giáo sư, phó giáo sư
Để có đủ thành viên theo quy định, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có thể mời giáo sư, phó giáo sư ở trong và ngoài nước nhưng đang tham gia giảng dạy tại đơn vị mình tham gia hội đồng giáo sư cơ sở.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2019.
Theo Dân trí