ClockThứ Bảy, 28/09/2024 17:20

Học sinh danh dự tham quan, trải nghiệm di sản

TTH.VN - Chiều 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức tham quan, trải nghiệm tại Đại Nội cho các em học sinh đạt danh hiệu “Học sinh danh dự toàn trường” năm học 2023-2024.

Khởi động chương trình Giáo dục di sản Vun đắp tình yêu di sản Huế cho học sinh“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Học sinh trải nghiệm các trò chơi cung đình 

Hơn 60 em học sinh đã tham quan các công trình kiến trúc trong khu vực Đại Nội, tham gia các trò chơi cung đình, thưởng thức Nhã Nhạc và múa hát cung đình tại Nhà hát Duyệt Thị Đường…

Thông qua các hoạt động trải nghiệm, các em học sinh được khám phá, tìm hiểu về di sản, lịch sử hoàng cung, có thêm nhiều kiến thức về Quần thể Di tích Cố đô Huế, về lịch sử các vua triều Nguyễn cũng như di sản văn hóa Huế.

Đây cũng là hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác “Giáo dục di sản văn hóa Huế” trong trường học trên địa bàn tỉnh giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mà hai bên đã ký kết, triển khai thực hiện trong 5 năm qua.

Hoạt động giáo dục này nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, vị thế, giá trị của di sản văn hóa Huế, đề cao trách nhiệm của học sinh đối với công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế, góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Từ đó, nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trong học sinh.

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top