ClockThứ Sáu, 10/02/2017 09:37

Hướng đến việc phòng, chống có hiệu quả bạo lực học đường

TTH - Phân tích sâu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, tập trung chủ yếu ở đối tượng học sinh có học lực chưa tốt, có hoàn cảnh đặc biệt về gia đình, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống

20 tham luận đã tập trung đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tại Hội thảo Khoa học “Bạo lực học đường, thực trạng và giải pháp” do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hôm qua (9/2). Đến dự hội thảo có ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đề dẫn hội thảo, lãnh đạo Sở GD&ĐT nhận định, hiện trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều trên phạm vi toàn quốc. Tại Thừa Thiên Huế, trong năm 2015, 2016 đã xảy ra những vụ việc đáng tiếc tại một số trường học như Trường THCS Trần Phú, THCS Hùng Vương, THPT Bùi Thị Xuân (TP. Huế), Trường THPT Phú Bài (Thị xã Hương Thủy)…, ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục của tỉnh.

Phân tích sâu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, tập trung chủ yếu ở đối tượng học sinh có học lực chưa tốt, có hoàn cảnh đặc biệt về gia đình, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống...Sự quản lý của gia đình còn lỏng lẻo. Nhà trường chú trọng dạy chữ, chưa đầu tư đúng mực trong việc dạy kỹ năng sống, định hướng tình cảm, lý tưởng...cho học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường được đề xuất, trong đó nhấn mạnh vai trò của ban giám hiệu, giáo viên, mối quan hệ nhà trường và gia đình, nhà trường và xã hội, sự phối hợp của các tổ chức xã hội…là những điều đã được đề cập, trao đổi tại hội thảo

Ông Trần Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ cho rằng, phòng ngừa bạo lực học đường nhìn từ góc độ kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động giao tiếp  là cần thiết cho học sinh. Các em cần được trang bị kiến thức, xây dựng chuẩn mực phong cách và rèn luyện kỹ năng sống đẹp. Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Bi, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương nêu ý kiến về việc đặt ra tiêu chí mỗi trường có một giáo viên tâm lý nhằm hỗ trợ và can thiệt đối với những HS đang gặp khó khăn về xúc cảm, quan hệ bạn bè kịp thời. Cần tạo nhiều sân chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi để thu hút học sinh.

Theo luật sư Hoàng Ngọc Thanh (Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh), cần đẩy mạnh giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống bằng chương trình giáo dục khoa học, phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương và cho từng nhóm đối tượng.

Theo TS Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT, mục tiêu được đặt ra tại hội thảo là tìm ra những luận cứ làm cơ sở khoa học để xây dựng và ban hành các kế hoạch, các văn bản quản lý, chỉ đạo tiếp nối trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh và phòng, chống có hiệu quả bạo lực học đường ở các cấp học trong thời gian đến.

Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Return to top