ClockThứ Sáu, 17/05/2024 19:34

Khảo sát thực trạng trường, lớp dành cho người khuyết tật

TTH.VN - Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật tại Trường tiểu học Vĩnh Ninh, TP. Huế.

Gỡ khó cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

 Đoàn khảo sát của Bộ  trao đổi các nội dung về quy chế tổ chức và hoạt động của trường dành cho người khuyết tật

Song song với việc kiện toàn quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, việc ban hành Thông tư về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật là một việc làm cần thiết trong giai đoạn này nhằm quy định, hướng dẫn các cơ sở giáo dục chuyên biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát nhằm đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức, chức năng và các hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật; đội ngũ nhân sự nhà trường và các nguồn lực tham gia vào các hoạt động của nhà trường; đánh giá về cơ sở vật chất, các điều kiện của nhà trường, sự phối hợp của các ban ngành và cộng đồng trong tổ chức và hoạt động của nhà trường…

Đoàn công tác cũng đã dành thời gian để trao đổi các nội dung trong dự thảo Thông tư về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật, tư vấn giúp các giáo viên làm tốt công tác giáo dục trẻ khuyết tật.

Khối giáo dục chuyên biệt của Trường tiểu học Vĩnh Ninh gồm 39 học sinh, chia thành 5 khối từ lớp 1 đến lớp 5 và 3 giáo viên. Các lớp học được trang bị cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ; đầu tư đầy đủ các thiết bị, máy móc hỗ trợ tích cực hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.

Kế hoạch hoạt động của lớp khuyết tật song hành cùng kế hoạch giáo dục của nhà trường xuyên suốt cả năm học; có kế hoạch tuần, tháng phù hợp với việc giáo dục cho các em khuyết tật về học tập cũng như các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, dần hình thành các tố chất cho các em.

Ngoài học tập các môn theo chương trình giáo dục phổ thông, như: Toán, tiếng Việt, mỹ thuật, giáo dục thể chất, tin học… các em được học bằng phương pháp giảng dạy ngôn ngữ kí hiệu; giáo dục các kỹ năng hòa nhập ở nhà trường, gia đình và cộng đồng, giáo dục giới tính và phòng chống bạo lực, xâm hại. Nhà trường cũng tích cực tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tổ chức cho học sinh khuyết tật tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường như học sinh các lớp phổ thông...

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội việc làm cho người khuyết tật

Ngày 20/12, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) tổ chức ngày hội việc làm cho người khuyết tật (NKT) với chủ đề "Cơ hội không của riêng ai". Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án Hòa nhập 1 - Dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của NKT tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam" trong chiến tranh do USAID tài trợ.

Ngày hội việc làm cho người khuyết tật

TIN MỚI

Return to top