ClockThứ Ba, 23/05/2023 14:00

Khi trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

TTH - Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” góp phần làm thay đổi diện mạo Trường mầm non Vĩnh Ninh (TP. Huế), đáp ứng yêu cầu cho trẻ hoạt động vui chơi và trải nghiệm đa dạng, phù hợp điều kiện cụ thể của nhà trường.

Chuẩn bị đưa Trường mầm non Hoàng Mai vào hoạt động

leftcenterrightdel
Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế của học sinh Trường mầm non Vinh Ninh 

Hơn một năm đã qua, nhưng ấn tượng khi tham gia chương trình “Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế năm 2022” vẫn đọng lại trong ký ức nhiều phụ huynh và học sinh từng theo học ở Trường mầm non Vĩnh Ninh. Đây là chương trình do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và nhóm Ký họa đô thị Hà Nội tổ chức. Lần đầu tiên, được tham gia sáng tác tại Đại Nội Huế - nơi lưu giữ các kiến trúc của triều đình nhà Nguyễn, các cháu mầm non đã rất hứng thú, say mê sáng tác, và đã có được những tác phẩm ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc.

Trải nghiệm là một trong hoạt động nổi bật trong triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, luôn được Trường mầm non Vĩnh Ninh đặc biệt quan tâm. Cùng với chương trình “Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế năm 2022”, năm học 2022 - 2023, nhà trường tổ chức rất nhiều hoạt động ngày hội, ngày lễ cho trẻ, tạo nhiều sân chơi cho trẻ hoạt động trải nghiệm, như: “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui hội xuân”… Nhà trường cũng triển khai các hoạt động giao lưu “Bé làm họa sĩ”, “Bé khỏe, bé tài năng” các cấp; hội thi “Bé với làn điệu dân ca địa phương” cấp trường...

Cô giáo Hiệu trưởng Trường mầm non Vĩnh Ninh - Trần Thị Thùy Dương khẳng định: Với hoạt động trải nghiệm, trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.

Tạo điều kiện thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, Trường mầm non Vĩnh Ninh được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất. Mới đây, UBND thành phố trang cấp thêm cho nhà trường 77 thiết bị dạy học dành cho trẻ mẫu giáo lớn, trị giá gần 141 triệu đồng. Nhà trường cũng được UBND thành phố duyệt dự án chống thấm với tổng trị giá 300 triệu đồng; trang thiết bị bếp ăn hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với mô hình “lấy trẻ làm trung tâm”, thay vì luôn là người truyền thụ kiến thức, giáo viên chỉ là người định hướng, khơi gợi giúp trẻ phát huy những hiểu biết, kinh nghiệm để cùng tìm hiểu một vấn đề. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu này được Trường mầm non Vĩnh Ninh chú trọng. Hiện có đội ngũ trách nhiệm và tâm huyết với nghề, nhà trư­­ờng luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và thực hành luyện tập, tham gia hoạt động giao lưu. Năm học 2022 - 2023, có 3 giáo viên tham gia dự thi “Giáo viên giỏi” cấp thành phố và đạt giải Ba.

Theo Hiệu trưởng Trần Thị Thùy Dương, các bậc phụ huynh luôn đồng tình ủng hộ, giúp đỡ về các nguyên vật liệu làm đồ đùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ trong nhà trường, tham gia cùng với nhà trường trong các hoạt động ngày hội, ngày lễ của trẻ. Đó được xem là những thuận lợi để Trường mầm non Vĩnh Ninh triển khai thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”...

Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

TIN MỚI

Return to top