ClockThứ Tư, 26/04/2023 14:57

Khó tuyển giáo viên mầm non

TTH - “Đỏ mắt” tìm giáo viên mầm non đạt chuẩn là thực trạng chung ở các cơ sở mầm non, nhất là ở khối ngoài công lập. Đây cũng là lý do khiến nhiều cơ sở không đủ điều kiện để cấp giấy phép hoạt động.

Điều chỉnh tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viênTăng lương cho giáo viên mầm non: "Có thực mới vực được đạo"Chính sách cho giáo viên mầm non: Cần cơ chế đặc thù để tạo sức hút

leftcenterrightdel
 Thiếu giáo viên mầm non đúng chuyên ngành (ảnh minh họa)

Thiếu giáo viên chuyên ngành

Hàng chục cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Huế chưa được cấp giấy phép có nguyên nhân thiếu giáo viên mầm non. Nhiều cơ sở có giáo viên có bằng đại học nhưng trái ngành, không được tính. Cô chủ mầm non Hoa Hồng (TP. Huế) Hoàng Thị Ánh Tuyết than thở, cơ sở có 3 giáo viên thì có đến hai người có bằng đại học ngoại ngữ và ngữ văn, trong khi tiêu chí giáo viên đứng lớp phải có bằng cao đẳng chuyên ngành mầm non trở lên. Tôi đã xin khất với địa phương cho 3 tháng nữa để tuyển giáo viên, nên đã đăng thông báo rộng rãi với nhiều chính sách đãi ngộ.

Năm học 2022 - 2023, tình trạng thiếu giáo viên, nhất là bậc mầm non, tiểu học khiến dư luận không khỏi lo lắng. Việc thiếu giáo viên cũng khiến các trường gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục, đặc biệt là ở cấp học mầm non. Nhiều cơ sở đã tuyển giáo viên sư phạm chưa nhận bằng tốt nghiệp đến đảm nhiệm vị trí giáo viên, hỗ trợ giáo viên chính và xem đây là nguồn bổ sung tạm thời cho cơ sở... Chỉ tính riêng TP. Huế, chất lượng giáo dục cho trẻ cũng đáng ngại, khi có đến 122/367 (chiếm 33,3%) người  trực tiếp chăm trẻ ở các nhóm giáo dục mầm non độc lập vẫn chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019.

Nói về nguyên nhân của tình trạng này, hầu hết các giáo viên đều cho rằng, do mức lương quá thấp. Chị Hoàng Thị Yến Nhi, chủ cơ sở mầm non ngoài công lập Hoa Hướng Dương cho hay, mới 3 tháng đầu năm mà có 3 cô giáo ở cơ sở xin nghỉ việc. Lý do chủ yếu là hoàn cảnh gia đình khó khăn, mức lương chưa bảo đảm cuộc sống. Trong khi đó, thời gian làm việc của giáo viên mầm non gò bó, không có thời gian đi làm thêm. Vì vậy, nhiều người đã bỏ nghề, tìm công việc có thu nhập ổn định hơn. Thực tế, những địa phương có khu công nghiệp thì tỷ lệ giáo viên mầm non bỏ nghề làm ở các nhà xưởng chiếm tỷ lệ cao. Cô Nguyễn Ngọc Anh, chủ một cơ sở mầm non tư thục tại Phong Điền cho rằng, thời điểm trường học đóng cửa do dịch COVID-19, rất nhiều giáo viên mầm non xin đi làm công nhân khu công nghiệp. Công ty có nhiều đơn hàng, các công nhân trước là giáo viên mầm non tích cực tăng ca nên mức lương được hưởng khá cao (khoảng hơn 10 triệu/tháng). Do đó, hầu như cô nào đã làm công nhân thì không quay trở về nghề giáo viên mầm non nữa.

Để giáo viên gắn bó với nghề

Theo Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2021 của Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, thì hệ số lương của giáo viên mầm non thấp nhất trong tất cả các cấp học. Cụ thể, giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 đến 6,38. Như vậy, nếu các trường ngoài công lập, mức lương khởi điểm của giáo viên mầm non từ 5 đến 6 triệu đồng thì khối công lập, giáo viên mầm non lương khởi điểm chỉ khoảng 3 triệu đồng.

Trên các trạng mạng xã hội, chưa bao giờ nhân sự mầm non lại… đắt giá như vậy. Nếu trước đây, các nhà tuyển dụng thường đặt ra yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực…, thì nay hầu hết các trường đều trải thảm mời gọi giáo viên mầm non về trường. “Em yêu cầu cơ sở trả mức lương trên 6 triệu đồng, được đóng BHXH, BHYT và nhất là bố trí phòng ở lại vì em sống xa nhà. Khi đưa ra yêu cầu này với nhà trường, em đã được tuyển dụng đi làm ngay. Đây là điều trước đây không thể có” - cô Hà Thị Thu, một giáo viên mầm non chia sẻ.

Theo bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó phòng GD&ĐT TP. Huế, trước mắt các trường công lập trên địa bàn hỗ trợ cơ sở mầm non ngoài công lập về nghiệp vụ, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Đồng thời, ngành giáo dục thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng, chế độ chính sách cho người lao động; tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tuyển giáo viên bảo đảm trình độ chuẩn theo quy định.

Trước tình trạng thiếu giáo viên mầm non và nhiều người xin nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng mức phụ cấp ưu đãi cho giáo viên từ 35% lên 70% hoặc tương đương mức phụ cấp của cán bộ y tế cấp cơ sở (100%) và tăng lương cho giáo viên mầm non. Đây được xác định là giải pháp quan trọng, lâu dài để giải quyết căn cơ tình trạng thiếu giáo viên mầm non hiện nay, giúp họ yên tâm công tác. Thông tin này đã làm giáo viên mầm non cảm thấy yên tâm để gắn bó và trở lại với nghề.

Bài, ảnh: HUẾ THU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Để tăng cơ hội cho trẻ em ở vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch này vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện.

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”
Để đến trường đong đầy niềm vui

Người thầy hiện đại cần có phẩm chất cởi mở, bao dung. Muốn người học phát triển các phẩm chất, năng lực thì người dạy cần có tư duy mở để đón nhận cách học, cách suy nghĩ mới của lứa học trò gen Z. Sẽ thất bại trong giáo dục khi người thầy bảo thủ, áp đặt, luôn bắt học sinh phải răm rắp lắng nghe, phục tùng.

Để đến trường đong đầy niềm vui

TIN MỚI

Return to top