ClockThứ Tư, 07/11/2018 14:23

Không áp đặt chỉ tiêu thăng hạng giáo viên

TTH - Những giáo viên có đủ điều kiện thăng hạng sẽ được bổ sung hồ sơ xét thăng hạng vào ngày 15/11. Việc xét thăng hạng không áp đặt chỉ tiêu mà căn cứ vào tiêu chí cụ thể.

Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung hơn 26.000 biên chế giáo viên mầm nonXét hồ sơ bổ sung cho giáo viên đủ điều kiện thăng hạngQuy định xử phạt với giáo viên đánh học sinh: Gốc rễ vẫn là văn hóa ứng xử học đường

Phổ biến quy chế thi cho học sinh lớp 12 tại TP. Huế

Tiêu chí ở các trường không thống nhất

Năm 2018, toàn tỉnh có 477 giáo viên đang giảng dạy tại các trường trung học phổ thông (THPT), trung tâm giáo dục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được làm hồ sơ xét thăng hạng từ bậc III lên bậc II. Tuy nhiên, theo đơn phản ánh của nhiều giáo viên gửi đến Báo Thừa Thiên Huế, vấn đề bất thường trong đợt xét thăng hạng là số lượng và tỷ lệ giáo viên được thăng hạng giữa các trường. Một số trường ở tốp trung bình - khá của tỉnh lại nằm trong nhóm dẫn đầu về tỷ lệ giáo viên được thăng hạng.

Các giáo viên còn phản ánh có sự bất thường về xét tiêu chí ở cấp trường. Một số trường THPT đã yêu cầu giáo viên phải kinh qua chức vụ tổ trưởng trở lên hoặc có làm ban giám khảo các hội thi mới được nộp hồ sơ xét tuyển. Có trường yêu cầu giáo viên từng kinh qua chức vụ tổ phó trở lên. Nhiều trường thì chỉ yêu cầu đủ thâm niên công tác (7 năm trở lên) và có thêm một số thành tích khác là được nộp hồ sơ. Sự bất hợp lý khiến một số giáo viên tại các trường đặt vấn đề: “Vì sao trong cùng một tỉnh mà lại có các tiêu chí khác nhau dẫn đến số lượng giáo viên thăng hạng giữa các trường chênh lệch lớn?"

Đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, có hai nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về số lượng, tỷ lệ giáo viên thăng hạng giữa các trường. Đó là do giáo viên nhận thấy không đủ tự tin, hoặc không đủ các chứng chỉ theo yêu cầu nên không đăng ký xét thăng hạng; trường nào có giáo viên làm tốt công tác quản lý hồ sơ thì có nhiều người đăng ký.

Sau khi kiểm tra tình hình xét thăng hạng giáo viên ở các trường, các bên liên quan đều khẳng định: Sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT về xét thăng hạng giáo viên THPT (từ hạng III lên hạng II) là rạch ròi, cụ thể. Sở không áp đặt tỷ lệ thăng hạng giáo viên cho từng trường mà việc xét thăng hạng phải đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng Thông tư 28 của Bộ GD&ĐT, mỗi trường lại có một cách hiểu khác nhau nên đưa ra các tiêu chí khác nhau. Vì vậy, một số trường lại chỉ có cán bộ quản lý, hay giáo viên tiêu biểu tham gia xét thăng hạng. Những chênh lệch trong tỷ lệ thăng hạng giáo viên của các trường là do lãnh đạo một số trường triển khai chưa sát quy định theo thông tư của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của sở về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Để đảm bảo công bằng cho giáo viên trong việc thăng hạng, Sở GD&ĐT đã đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng được tính minh bạch, dân chủ, đúng quy trình. Sở yêu cầu các trường rà soát lại danh sách cán bộ giáo viên đã đăng ký, chưa đăng ký; yêu cầu hiệu trưởng các trường phổ biến lại tất cả các văn bản, quy định liên quan để toàn bộ cán bộ, giáo viên nắm vững về những quy định trong việc xét thăng hạng. Đối với các giáo viên đủ các tiêu chí, điều kiện xét thăng hạng sau khi được bộ phận chức năng của nhà trường xem xét, họ sẽ được "nợ" chứng chỉ thăng hạng giáo viên đến hết năm nay. Một mặt, họ phải tích cực chứng minh hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ vào ngày 15/11 tới.

Theo quyết định của UBND tỉnh, giáo viên dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT từ hạng III lên hạng II năm 2018 phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất (từ năm 2015, 2016, 2017); có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật; có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III tối thiểu từ đủ 1 năm trở lên.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Return to top