ClockThứ Sáu, 22/03/2019 14:45

Không chỉ làm đẹp sân trường

TTH - Ngành giáo dục và đào tạo Phú Vang luôn đặt mục tiêu trường học có hoa nở quanh năm vào tiêu chí xây dựng cảnh quan sân trường thân thiện.

72% trường trung học có thư viện đạt chuẩn quốc giaGắn kết đại học & cao đẳngMỗi tiết dạy văn là một sự trải nghiệm

“Vườn rau của bé” ở Trường mầm non Vinh Phú

Sân Trường trung học cơ sở (THCS) Phú Mậu quanh năm rực rỡ sắc màu của các loại hoa. Hiệu trưởng Phạm Hồng Hải giới thiệu: “Hoa hồng nở đủ bốn mùa, xác pháo đỏ rực từ đông sang xuân; hè, thu thì có hướng dương, bảy sắc cầu vồng, đào Nhật Bản khoe sắc... Với mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGVNV) nhà trường, việc chăm hoa giờ đã là niềm vui và đam mê đó đã lan tỏa đến với học sinh”.

Hiệu trưởng Trường tiểu học (TH) Vinh Hà - Hồ Huấn kể, năm 2015, trường được tách từ Trường TH Hà Trung. Trên đất bạch sa cằn cỗi, nhà trường xác định việc tạo bóng mát là một trong những tiêu chí cần có để xây dựng môi trường giáo dục tốt. Ban giám hiệu vạch kế hoạch lấy ý kiến đóng góp của toàn thể CBGVNV từng bước tháo gỡ khó khăn. Dựa vào kinh phí được cấp, nhà trường tổ chức san lấp mặt bằng, tìm mua nguồn đất tốt, rồi huy động ngày công từ CBGVNV và phụ huynh để khoanh vùng, trồng theo thiết kế. Đến nay, sân trường bốn mùa các loại hoa thay nhau nở. Thầy giáo Mai Xuân Đương, Phó Hiệu trưởngTrường TH Vinh Hà, phân tích “Chúng tôi chọn thêm những loại cây có hoa đỏ điệp màu, như Osaka, bàng Đài Loan, sò đo cam... Để duy trì và xây dựng thêm bóng mát cũng như sắc hoa, mỗi CBGV từng ngày thay nhau vừa chăm sóc, vừa tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi học hỏi”.

Chúng tôi đến Trường mầm non Vinh Phú đúng giờ chơi. Anh Võ Khắc Thạch, một phụ huynh, bày tỏ: “Con trai tôi không thích ngày chủ nhật vì ở nhà buồn hơn ở trường nên vợ chồng tôi rất yên tâm khi được gửi con trong môi trường an toàn như thế này”. Hiệu trưởng Trường mầm non Vinh Phú Tống Thị Ngọc Chung mở đầu: “Để tạo được không gian giúp trẻ chơi mà học, học mà chơi và hình thành ý thức yêu thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường… toàn thể CBGVNV nhà trường không ngừng sáng tạo để tạo ra những góc chơi phù hợp với từng lứa tuổi”.

Ngoài nguồn kinh phí hàng năm được Quỹ Trái tim Huế - Đoàn Sinh viên tình nguyện Đại học quản lý Singapore hỗ trợ cải tạo sân vườn và những nguồn hỗ trợ khác với hơn 150 triệu đồng/năm; CBGVNV trường vừa tự nguyện, vừa kêu gọi phụ huynh hỗ trợ công lao động giúp nhà trường giảm nhiều chi phí. Bên cạnh việc chú trọng làm tốt công việc chuyên môn là chăm trẻ, hàng ngày các cô không chỉ tất bật ở trường với việc tưới rau, chăm cây, nhổ cỏ, sắp đặt dụng cụ... mà dù ở nhà hay trên đường đi, chỉ cần thấy những vật dụng, như chai nhựa, khúc gỗ hay chiếc lốp xe... là nghĩ đến việc sáng tạo để biến chúng thành vật hữu ích để làm bồn hoa, nơi ươm mầm cây.

Ông Nguyễn Văn Thuận, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang, cho biết: “Để giảm khó khăn cho các trường, ngành đã thành lập nhóm “Xây dựng cảnh quan môi trường”, luôn có 30 - 40 thành viên chủ yếu là giáo viên thể dục, cán bộ đoàn, đội và cả phụ huynh  là những người đam mê cây cối, khéo sắp đặt… để hỗ trợ nhau. Đơn vị nào cần, chỉ cần nhóm trưởng huy động, dù là ngày nghỉ, các thành viên cũng đều sẵn sàng tiếp sức, từ những công việc nặng nhọc, như san ủi mặt bằng, di dời cây, trồng thảm cỏ… đến việc sắp đặt, cắt tỉa, chọn giống phù hợp quy hoạch của từng trường đều được thực hiện nhanh chóng, khoa học”.

Ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng GD&ĐT, tự hào: “Việc xây dựng cảnh quan sân trường không chỉ đơn giản là làm đẹp sân trường mà còn góp phần xây dựng tình đoàn kết cho CBGVNV toàn ngành; cũng từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm về môi trường cho học sinh để các em nhận ra mỗi ngày đến trường là một ngày vui và cả sự hài lòng của phụ huynh. Đến nay, việc xây dựng cảnh quan sân trường xanh sạch đẹp trở thành ý thức của mỗi CBGVNV và học sinh ở Phú Vang; đồng thời góp phần không nhỏ trong tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia”.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top