ClockThứ Hai, 07/10/2019 14:45

Không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp: Sinh viên, doanh nghiệp nói gì?

Về dự thảo bằng tốt nghiệp đại học không ghi loại hình đào tạo, xếp loại mà Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến góp ý đã gây thu hút dư luận mấy ngày qua. Vậy, sinh viên, nhà tuyển dụng nói gì về dự thảo quy định này.

Bộ Giáo dục lên tiếng giải thích không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại họcHơn 260 sinh viên Trường cao đẳng Du lịch nhận bằng tốt nghiệpTrao bằng tốt nghiệp cho gần 370 sinh viên Khoa Du lịchTrường trung cấp Văn hóa nghệ thuật trao bằng tốt nghiệp cho 34 học sinh

Vừa mừng, vừa lo

Sinh viên Lê Mai Anh, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chia sẻ, em công nhận điểm số chỉ đánh giá một phần năng lực của sinh viên ở thời điểm hiện tại, không nên lấy đó làm thước đo cho cả đời đi xin việc. Phần khác, điểm số khiến sinh viên học hành áp lực hơn rất nhiều, các bài kiểm tra, bài luận, thi hết môn… vắt kiệt sức của chúng em.

Nhưng sự áp lực đó giống như khuôn khổ để sinh viên tự rèn mình, tự cố gắng mỗi ngày trên giảng đường. Cho nên, nếu muốn bỏ ghi xếp loại trong bằng tốt nghiệp thì bản thân sinh viên cần tự giác học và quan trọng hơn là các nhà tuyển dụng lao động không còn coi trọng bằng cấp Đại học hay Cao đẳng thì tự nhiên giá trị xếp loại của tấm bằng lúc đó sẽ biến mất.

Còn sinh viên Đặng Văn Dũng, trường Đại học Hà Nội cho rằng, việc thay đổi này chưa thật sự phù hợp với tình hình đào tạo hiện tại vì phần đa sinh viên vẫn đang lấy kết quả thi các học phần môn học để làm động lực cố gắng ôn tập, luyện bài mỗi ngày.

Dù biết việc làm này với mục đích hướng tới coi trọng năng lực hơn bằng cấp. Nhưng đặt câu hỏi ngược lại, các bạn nỗ lực ôn thi vào trường Đại học “top” đầu để làm gì? Ngoài việc đỗ vào các trường “top” đầu để được học bài bản hơn, nghiên cứu tốt hơn thì cơ bản nhất vẫn là ra trường xin việc dễ hơn.

Sinh viên Dũng đề xuất, nếu bỏ ghi xếp loại tốt nghiệp, việc thi cử, kiểm tra trong quá trình học là không cần thiết. Thay vào đó, sẽ phải đưa ra một hình thức đánh giá mới vừa giúp sinh viên thấy được mức độ học tập của mình để điều chỉnh cố gắng tốt hơn, vừa giúp giáo viên nhận biết phương pháp giảng bài đã phù hợp hay chưa.

Nhiều sinh viên cho rằng bỏ ghi xếp loại là việc làm rất tích cực

Ở một góc độ khác, rất nhiều sinh viên hào hứng chia sẻ, nếu bỏ ghi xếp loại tốt nghiệp thì sẽ không còn mất ăn, mất ngủ vì điểm số, áp lực thi cử cũng không còn.

Sinh viên Nguyễn Công Nam, trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) cho biết, mấy ngày hôm nay lớp em đều xôn xao bàn tán câu chuyện này, dù chưa thành hiện thực nhưng chúng em thấy thở phào vì tới đây sẽ hết căng thẳng thi cử, không lo lắng về xếp loại bằng. Vui nhất là việc, dù có học giỏi hay chưa giỏi đều có thể tốt nghiệp đại học quá dễ dàng.

Đồng thời, đôi khi không xếp loại bằng cũng khiến các cử nhân tự tin hơn đi xin việc, vì ra trường điểm số chỉ đúng một phần, năng lực và kinh nghiệm làm việc mới là điều sống còn.

Cựu sinh viên Mã Trung Sơn, trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho hay, bỏ ghi xếp loại là việc làm rất tích cực. Cử nhân ra trường mới chỉ có một phần rất nhỏ vốn liếng kiến thức, còn lại đều phải học hỏi và tích cực trau dồi. Xét một cách thẳng thắn, tấm bằng Đại học chỉ có giá trị khi năng lực của các em tốt, làm việc chăm chỉ, được công ty công nhận và ngược lại.

Sự thật khác, tính cạnh tranh trong doanh nghiệp luôn khốc liệt, họ hướng tới doanh thu nên các em tốt nghiệp Đại học nào không quan trọng bằng việc có năng lực, chăm chỉ tiến lên hay không, nếu không em sẽ bị đào thải.

Do đó, việc bỏ ghi xếp loại là một tín hiệu tích cực về giảm áp lực thi cử nhưng nó sẽ là áp lực lên việc tự rèn luyện năng lực của bản thân mỗi sinh viên.

Vẫn phải đào tạo lại

Về phía các doanh nghiệp sử dụng lao động khá băn khoăn về đánh giá chất lượng nhân lực xin việc khi bỏ ghi xếp loại tốt nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Công ty Xây dựng Thiên Đức (Hà Nội) chia sẻ, học trường nào, tốt nghiệp loại gì là điều tôi quan tâm khi tuyển dụng lao động đi xin việc. Giờ bỏ ghi xếp loại tốt nghiệp khiến doanh nghiệp nói chung sẽ rất băn khoăn trong việc tuyển dụng cử nhân mới ra trường.

Đa số sinh viên sau tốt nghiệp dù giỏi hay chưa giỏi, muốn sử dụng được lao động chúng tôi đều tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng các năng lực phù hợp với công ty. Chúng tôi phải biết nhân viên của mình có năng lực gì, lực học ra sao để có hướng điều chỉnh lâu dài. Dù trọng năng lực hơn bằng cấp nhưng tôi cũng muốn biết rõ sự nỗ lực, điểm số trong lúc đi học, điều đó thể hiện anh/chị có cố gắng trên giảng đường hay không.

Bà Ngô Thị Mai, Giác đốc công ty Vận tải CIV đắn đo, không có đánh giá xếp loại tốt nghiệp của sinh viên, chúng tôi hơi thiếu tự tin trong tuyển dụng nhân sự.

Mặc dù bảng điểm là yếu tố tốt để căn cứ vào đó quyết định cho thử việc, có vượt qua được vòng dự tuyển mới có cơ hội làm việc. Nếu không có các xếp loại thì rất may rủi khi tuyển dụng lao động mà doanh nghiệp thì không thể như vậy được, phải chắc chắn để không tốn thời gian, tiền bạc tuyển dụng lao động.

Mặt khác, ông Dương Văn Linh, Giám đốc Công ty truyền thông DIB lại nhận định, từ lâu các doanh nghiệp tư nhân đã không đặt nặng vấn đề tốt nghiệp đại học loại gì trong tuyển dụng. Vì muốn được làm việc ở các công ty, cử nhân sẽ phải trải qua vòng thi đánh giá, phỏng vấn, thực hành chuyên môn mới đủ điều kiện để ứng tuyển vào các vị trí việc làm.

Các bạn có bằng giỏi nhưng kỹ năng xã hội thiếu, vốn tiếng Anh yếu, kỹ năng xử lý vấn đề và làm việc nhóm không đạt… khó lòng được các nhà tuyển dụng chú ý.

Ông Hà Văn Luận, Giám đốc Công ty linh phụ kiện cơ khí Luận Dung cho rằng, việc bỏ xếp loại bằng tốt nghiệp thì được, nhưng không nên bỏ ghi hình thức đào tạo. Nhân viên đào tạo chính quy dễ sử dụng hơn nhân viên học tại chức hoặc liên thông.

Sở dĩ, nhìn vào hiện thực đào tạo của nước ra hiện nay, hình thức đào tạo chính quy bài bản, đầy đủ các kỹ năng và có chất lượng hơn là những người đào tạo liên thông, tại chức còn rất lớt phớt.

Đành rằng, có thể những cử nhân theo hệ đào tạo liên thông có tuổi đời, có kinh nghiệm hơn các cử nhân mới ra trường, nhưng tôi vẫn chọn cử nhân mới vì vẽ trên trang giấy trắng bao giờ cũng dễ hơn vẽ trên giấy than.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Đào tạo phẫu thuật bàn tay Việt - Úc

​Ngày 28/10, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế khai mạc lớp đào tạo phẫu thuật bàn tay Việt - Úc lần thứ 19 dành cho phẫu thuật viên; bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại khoa; học viên sau đại học; bác sĩ và kỹ thuật viên phục hồi chức năng trong cả nước.

Đào tạo phẫu thuật bàn tay Việt - Úc

TIN MỚI

Return to top