ClockThứ Hai, 30/05/2022 10:32

Không thể thả nổi giá sách giáo khoa

Giá sách giáo khoa mới tăng 2-3 lần so với sách giáo khoa cũ; một số sách không cần thiết, học sinh không sử dụng vẫn phải mua khiến dư luận bức xúc

Sách giáo khoa chương trình mới: Linh hoạt trong sử dụng ngữ liệuChính phủ sẽ báo cáo toàn diện về đổi mới sách giáo khoa tại Quốc hộiCân nhắc lựa chọn sách giáo khoa phù hợpGiới thiệu sách giao khoa mới lớp 3, lớp 7, lớp 10 tới tất cả các địa phương

Năm học 2022-2023, giá sách giáo khoa (SGK) mới tăng gấp nhiều lần so với SGK hiện hành. Lý do mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đưa ra là "sách mới có khổ lớn hơn, giấy tốt hơn sách cũ".

Không cần in SGK quá đẹp, quá đắt

Tuy nhiên, lý do này không thuyết phục được các chuyên gia lẫn phụ huynh học sinh, nhất là trong bối cảnh khó khăn vì ảnh hưởng dịch Covid-19.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng, trong giáo dục, không nhất thiết phải đẹp hình thức mà cần chú trọng về nội dung, giá trị sử dụng. SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu nên cần phải định giá cho phù hợp.

Nhiều ý kiến cho rằng giá sách giáo khoa mới tăng 2-3 lần so với sách cũ là không hợp lý .Ảnh: BẢO LÂM

"Vấn đề cần quan tâm là SGK có phù hợp với người sử dụng, phù hợp với điều kiện giáo dục của ta hiện nay hay không? Liệu SGK có cần sử dụng vật liệu tốt, in đẹp quá hay không" - ông Phan Viết Lượng đặt vấn đề.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho rằng việc tăng giá SGK mới gấp 2-3 lần so với SGK cũ là không hợp lý. Theo ông, SGK phục vụ đại trà, do vậy cần phải lựa chọn chất liệu cho phù hợp, cân bằng các nhu cầu của người dân chứ không nhất thiết phải in đẹp, khổ to rồi tăng giá một cách bất hợp lý. Chất lượng giáo dục không quyết định bằng sách khổ to và giấy tốt.

Chuyên gia này nhận xét với các loại sách bài tập mà học sinh làm bài ngay trên sách thì nên in bằng loại giấy phù hợp. Chỉ những cuốn sách, học liệu sử dụng dài lâu thì mới cần sản xuất bằng vật liệu tốt.

Chị Nguyễn Thu Trang - phụ huynh một học sinh lớp 2 tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội - đánh giá bộ SGK mới sử dụng quá lãng phí vì có không ít cuốn cả năm không thấy nhắc tới, học hết năm mà sách vẫn mới nguyên, chưa hề mở ra để học. "Có cuốn dùng vài lần, có cuốn vẫn mới nguyên. SGK trước đây có tính kế thừa, còn sách bây giờ thì học xong năm nào bỏ năm đó vì học sinh làm bài trực tiếp lên sách. Việc này quá lãng phí cho cha mẹ học sinh cũng như xã hội" - chị Trang bày tỏ.

Cô Trần Thu Hương, giáo viên một trường tiểu học tại quận Cầu Giấy, cho hay dưới góc độ giáo viên, kết quả học tập của học sinh được quyết định bằng ý thức của các em chứ không phải bằng sách to đẹp, nhiều màu. Điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với chương trình hiện hành là việc dạy học dựa vào chương trình, SGK chỉ là một tài liệu.

"Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh là quan trọng chứ không phải SGK. Chỉ là tài liệu nên theo tôi, không nhất thiết SGK phải to đẹp, nhiều màu và giá bán đắt gấp 2-3 lần SGK cũ. Điều này gây khó khăn cho nhiều gia đình ngay cả ở thành phố chứ không phải nông thôn hay vùng khó khăn" - cô Hương nhìn nhận.

Phải quản lý giá SGK

Theo quy định của Luật Giá, giá SGK mới theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 do doanh nghiệp, NXB tự xây dựng, quyết định, đồng thời thực hiện niêm yết, công khai đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, ông Phan Viết Lượng cho rằng SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của ai đó mà đẩy giá sách lên. Vì thế, nhà nước cần quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá.

Đồng quan điểm này, ông Lê Viết Khuyến cho rằng cần có sự quản lý giá SGK một cách rõ ràng. SGK cũng như gạo, xăng dầu, đều là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Nhà nước cần có sự quản lý giá cả, thậm chí bù lỗ nếu cần, chứ không thể thả nổi giá SGK.

Theo một giảng viên của ĐHQG Hà Nội, không thể để các NXB quyết định giá SGK theo thị trường vì người làm kinh doanh luôn muốn bán càng lãi càng tốt. Giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến trên thế giới đang đi theo xu hướng một chương trình, nhiều bộ SGK. Các NXB cạnh tranh với nhau cả về chất lượng nội dung, hình thức, giá cả để bán sách.

"Chúng ta đang đi theo xu hướng này. Tuy nhiên, có một vấn đề là thông thường cạnh tranh sẽ giúp giảm chi phí, riêng giá SGK ở Việt Nam thì ngược lại. Vì thế, giá SGK là vấn đề cần phải kiểm soát. Cần phải có khung trần về giá SGK và các NXB không được vượt quá khung này. Với mức trần đó, các NXB sẽ có những điều chỉnh về thiết kế, mẫu mã, chất liệu giấy sao cho phù hợp nhất, cạnh tranh nhất" - giảng viên này góp ý.

Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, quyết định đưa SGK vào danh mục hàng hóa do nhà nước định giá tối đa để trình Quốc hội quyết định. Bộ Tài chính đang rà soát tổng thể quá trình triển khai, thực hiện Luật Giá, trong đó sẽ tiếp tục đánh giá, báo cáo Quốc hội xem xét bổ sung SGK vào danh mục nhà nước định giá.

"PGS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng trong thời điểm tình hình kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, cần phải xem xét kỹ trước khi tăng giá SGK.

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam

Phụ kiện xe VIP - Nơi mang đến giải pháp hoàn hảo cho chiếc xe của bạn. Với hơn 3 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt, và giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Với các mẫu mã không ngừng cập nhật và cải tiến để phù hợp với xu hướng thị trường, đảm bảo rằng khách hàng luôn tìm thấy những lựa chọn mới nhất và tốt nhất cho xế yêu của mình.

Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top