ClockThứ Ba, 19/09/2017 05:56

Lo lắng khi chuyển sang trường nghề

TTH - Từ trường chuyên nghiệp chuyển sang mô hình đào tạo nghề, Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật gặp không ít khó khăn trước thay đổi này.

Giờ học múa của học sinh Trường trung cấp VHNT

Rút ngắn thời gian đào tạo

Theo quyết định của Chính phủ, từ đầu năm 2017, các trường trung cấp, cao đẳng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức chuyển về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) quản lý. Từ trường chuyên nghiệp chuyển sang mô hình đào tạo nghề, Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) gặp không ít khó khăn trước sự thay đổi. Ông Dương Hồng Lam, Hiệu trưởng Trường trung cấp VHNT cho biết: “Dù cùng hệ trung cấp nhưng do đặc thù đào tạo nghệ thuật nên thời gian dạy các chuyên ngành của trường thường là 4 năm. Khi chuyển sang trường nghề, theo Thông tư 03 của Bộ LĐ,TB&XH phải điều chỉnh khung chương trình toàn bộ, thời gian đào tạo rút ngắn xuống còn 1-2 năm đối với trung cấp. Dù vậy, nhà trường chỉ có thể rút ngắn thời gian đào tạo các chuyên ngành xuống còn 3 năm”.

Chuẩn bị cho năm học 2017-2018, công việc của Trường VHNT càng bề bộn khi phải thay đổi toàn bộ khung chương trình đào tạo, xây dựng lại đề cương môn học, biên soạn lại giáo trình theo khung của trường nghề, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên... Rút ngắn thời gian đào tạo xuống còn 3 năm, trường cũng phải cân nhắc lựa chọn các môn học phù hợp khi xây dựng khung chương trình theo chuẩn mới. Trong đó, ưu tiên thời gian cho các môn học chuyên ngành và thực hành.

Trước đây, Trường VHNT tổ chức dạy văn hóa THPT cho học sinh theo học trung cấp mới tốt nghiệp THCS và khi ra trường, các em được công nhận hoàn thành xong chương trình văn hóa phổ thông. Từ năm học 2017-2018, nhà trường không còn đào tạo chương trình văn hóa phổ thông (trừ các khóa trước đây vẫn duy trì theo chương trình cũ), mà liên kết với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên để tổ chức dạy văn hóa phổ thông tại trường. Việc này cũng giúp giảm bớt thời gian để tập trung đào tạo chuyên môn.

Hiện tại, Trường VHNT đã ban hành khung chương trình và đang xây dựng đề cương các môn học, đề cương bài giảng, trước mắt là cho học sinh năm thứ 1. Sau đó, bám vào khung chương trình để tiếp tục hoàn chỉnh đề cương cho các năm tiếp theo. Ông Lam chia sẻ: “Thật sự, tập thể cán bộ, giáo viên của trường thấy lúng túng khi phải thay đổi thời gian, khung chương trình, giáo trình đào tạo... Sự thay đổi này ảnh hưởng đến các chế độ chính sách, chương trình, hoạt động của trường. Chúng tôi đang cập nhật các chủ trương chính sách, văn bản hướng dẫn đối với giáo dục nghề nghiệp để áp dụng vào đào tạo”.

Điều chỉnh dần

Do đặc thù nghề nghiệp, các ngành nghệ thuật, như: ca Huế, tuồng, nhạc cụ truyền thống có thời gian đào tạo dài. Bên cạnh các kiến thức về văn hóa, cơ sở lý luận, chương trình đào tạo dành nhiều thời lượng cho việc rèn luyện các kỹ năng. Bà Đặng Thị Quỳnh Nga, Tổ trưởng Tổ âm nhạc dân tộc, trăn trở: “Nhiều năm nay tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, chúng tôi chưa thể lựa chọn những thí sinh thực sự có năng khiếu. Chất lượng đầu vào hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Bây giờ áp dụng theo quy định mới phải rút ngắn thời gian đào tạo, nghĩa là thời gian rèn giũa ít hơn nữa nên chúng tôi rất lo lắng về chất lượng đầu ra”.

Không giống với các ngành nghề kỹ thuật khác, chức năng của Trường VHNT là đào tạo nghệ sĩ. Thế nên, điều nhiều người băn khoăn là việc gọi tên nghề nhạc công, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ tương tự như nghề gò, hàn, buồng, bàn, bếp... liệu có thích hợp?

Rút ngắn thời gian, thay đổi khung chương trình đào tạo đồng nghĩa với việc một số giáo viên không đảm bảo đủ chuẩn giờ dạy theo quy định, nhất là những giáo viên dạy các bộ môn văn hóa phổ thông. Chị Trần Thị Tuyết Nhung, giáo viên dạy môn sử băn khoăn: “Khi trường không còn dạy chương trình giáo dục phổ thông, tôi rất lo nếu mình không được đứng lớp. Nếu chuyển sang làm công việc khác, tôi không còn được hưởng 50% phụ cấp đứng lớp và cũng không có chế độ nghỉ hè. Bây giờ tôi cũng hoang mang, lo lắng chưa biết mình sẽ làm gì”.

Ông Lam cho biết, nhà trường sẽ bố trí, sắp xếp, phân bổ lại giờ dạy cho hợp lý. Với những giáo viên thừa, tùy theo trình độ và năng lực chuyên môn, nhà trường sắp xếp dạy thêm những môn lý luận chung, những môn cơ bản về văn hóa hoặc bố trí làm thêm công tác hành chính. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có một số giáo viên không đủ số tiết theo quy định và như vậy chế độ chính sách cho nhà giáo sẽ không đảm bảo. Hiện tại, trường vẫn duy trì các lớp từ năm 2 trở lên theo khung chương trình cũ cho đến khi các khóa này tốt nghiệp.

Theo quy định, giáo viên dạy trường nghề phải có chứng chỉ sư phạm nghề, thế nên toàn bộ giáo viên của trường cần phải được chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm nghề. Điều này cần có sự hỗ trợ của ngành LĐ,TB&XH. Ông Dương Hồng Lam đề xuất: “Để tiếp cận dần với lĩnh vực đào tạo nghề, phải có giai đoạn để chuyển tiếp. Đặc biệt, cần có sự nối kết giữa ngành văn hóa và LĐ,TB&XH để trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế đặc thù đối với các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật. Do đặc thù, một giáo viên chỉ có thể dạy 1-2 học sinh để rèn kỹ năng chứ không thể 20-30 em như các ngành khác, điều này cần có sự thông hiểu và sự quan tâm hỗ trợ thêm của các cấp, các ngành. Chắc chắn, sẽ khó khăn khi có những thay đổi. Trong quá trình xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, nhà trường tiếp tục nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh dần dần để hướng tới đảm bảo chất lượng đầu ra của học sinh”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

Hiểu rõ deadline và tầm quan trọng
Return to top