ClockThứ Hai, 11/07/2022 14:40

“Nâng bước” bằng yêu thương

TTH - Được “nâng bước” bằng thấu hiểu và yêu thương, học sinh Trường THCS, THPT Hồng Vân (A Lưới) đã đạt được những đổi thay, những bước tiến đáng mừng trong học tập, rèn luyện.

Tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn biên phòng”Trao 20 xe đạp tiếp sức cho học sinh vùng biểnLan tỏa chương trình "Nâng bước em đến trường"

Học trò khó khăn được nhà trường kết nối mạnh thường quân tặng xe đạp. Ảnh: Trường THCS, THPT Hồng Vân

Trường THCS, THPT Hồng Vân thuộc xã biên giới xa xôi, còn rất nhiều khó khăn của huyện A Lưới. Học sinh của trường là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, cha mẹ cũng rất khó khăn, không có điều kiện trang bị sách vở, đồ dùng, phương tiện phục vụ cho con học tập. Đường đến với con chữ của học sinh THPT trên địa bàn xã Hồng Thủy (dao động từ 60- 80 em), vất vả hơn khi mỗi ngày phải vượt đèo Pê Ke nối giữa hai xã Hồng Vân và Hồng Thủy dài gần 10 km.

Thấu hiểu và thương những khó khăn, thiếu thốn của học trò, Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường trăn trở, tìm cách đồng hành để khích lệ về tinh thần, hỗ trợ về vật chất, để các em có động lực, nỗ lực trong học tập, rèn luyện.

Cô giáo Đàm Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Hồng Vân chia sẻ: Kết nối với các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, là cách “nối” yêu thương từ các cá nhân, đơn vị, cộng đồng đến với học trò khó khăn nơi mảnh đất biên giới. Với tâm niệm đó, cô Hoa đã kết nối với rất nhiều mạnh thường quân, mang đến cho các em nhiều sự sẻ chia, hỗ trợ thiết thực, quý giá.

Trong 2 năm học qua, hơn 30 học sinh THCS, nhà ở cách xa trường, có hoàn cảnh khó khăn nhất, được tặng xe đạp mới. Hàng trăm suất quà là đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm, trong các dịp ý nghĩa, là sự động viên không nhỏ, khiến các em có động lực cố gắng học hành. “Đời sống còn nhiều khó khăn, việc mưu sinh rất vất vả, nên ngay cả bộ sách giáo khoa, nhiều cha, mẹ học sinh cũng không thể trang bị cho con. Thấu hiểu điều này nên nhà trường mua sách giáo khoa, cho 100% học sinh mượn theo số lượng học sinh hàng năm. Tuy nhiên trên thực tế, sau mỗi năm học, khi học sinh trả lại sách giáo khoa, số lượng không được đầy đủ như ban đầu. Để thư viện của nhà trường luôn đảm bảo số lượng sách giáo khoa, phục vụ tốt nhất việc học tập, nhà trường vận động thêm mạnh thường quân tặng sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh. Đồ dùng học tập cũng được các mạnh thường quân hỗ trợ nhiều” - Hiệu trưởng Đàm Thị Hoa chia sẻ.

Trong chuỗi yêu thương chia sẻ mà các mạnh thường quân gửi đến, Trường THPT Hương Thủy (thị xã Hương Thủy) tặng các học trò khó khăn nơi biên giới hàng trăm cuốn vở. Trường THPT Hai Bà Trưng (TP. Huế) tặng sách giáo khoa. Tỉnh đoàn phối hợp Đoàn thanh niên Bộ Công an và Ngân hàng Hàng hải tặng hệ thống lọc nước uống tại vòi, trị giá 65 triệu đồng, để đảm bảo nguồn nước vệ sinh, góp phần đảm bảo sức khỏe cho học sinh, nhất là trong mùa dịch. Sở Giáo dục & Đào tạo cũng quan tâm, đầu tư để nhà trường sửa chữa lại hệ thống mái nhà; cải tạo phòng học làm hội trường đủ lớn để học sinh hoạt động văn hóa, văn nghệ. Đồng thời đã duyệt cấp kinh phí làm nhà bảo vệ, sân cờ, phục vụ tốt các hoạt động của nhà trường.

Đồng thời với kết nối, hỗ trợ, chia sẻ yêu thương, mỗi thầy cô giáo và tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn theo sát học trò, nâng cao chất lượng dạy và học. Ban giám hiệu nhà trường xây dựng quy chế làm việc cụ thể bài bản, giao nhiệm vụ phù hợp năng lực, sở trường công tác của từng người, để giúp các em học tập hiệu quả nhất. Tinh thần của thầy, cô giáo là luôn đồng hành hỗ trợ các em.

Năm học 2020-2021, Trường THCS, THPT Hồng Vân có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao nhất trong toàn huyện; tỷ lệ vào đại học tăng cao. Năm học 2021-2022, lần đầu tiên, trường có 6 giải cao cấp tỉnh (có 1 giải nhất) trong các cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng; khoa học kỹ thuật; hội thao giáo dục quốc phòng an ninh. Đó là sự đổi thay, bước tiến đáng mừng của học sinh trên dải đất biên giới, từ yêu thương và đồng hành của thầy, cô giáo, của nhà trường. “Đáng mừng hơn nữa, các em đổi thay, tiến bộ rất nhiều trong ý thức, rèn luyện. Cảnh quan nhà trường ngày càng sạch đẹp, là có sự đóng góp rất lớn của học sinh, thông qua ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp mỗi ngày, thông qua phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Sau khi Ban giám hiệu nhà trường phát động, các em đã trồng và vườn hoa sim trước cổng trường đã nở hoa...”. Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Hồng Vân bày tỏ. 

Đơn vị đã đề xuất với huyện, tỉnh về việc xây dựng Trường THCS, THPT Hồng Vân trở thành trường bán trú, để tạo điều kiện cho học sinh khó khăn trong đi lại, giúp các em đảm bảo học tập. Hiện, Sở Giáo dục & Đào tạo đã có đề xuất với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục & Đào tạo, đang trong giai đoạn đợi trả lời.

QUỲNH ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh

TIN MỚI

Return to top