ClockThứ Bảy, 26/02/2022 15:09

Nhiều khó khăn khi mở cửa trường học

Chủ trương mở cửa trường học sau dịp Tết Nguyên đán được ngành giáo dục triển khai trên toàn quốc. Tuy nhiên, số F0 là giáo viên, học sinh, sinh viên tăng mạnh và những bất ổn tâm lý đã xảy ra.

Bảo đảm thống nhất trên toàn quốc việc mở cửa lại trường học trên nguyên tắc “thích ứng an toàn, hiệu quả” trong bối cảnh dịch còn kéo dàiCần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch khi học sinh đi học trở lạiLinh hoạt nhiều phương án, đảm bảo an toàn cho học sinh

Qua kiểm tra thực tế tại nhiều địa phương trong cả nước về công tác mở cửa trường học trở lại, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh cho biết: Để đảm bảo chất lượng học tập được tốt nhất khi học sinh quay trở lại trường học trong một thời gian dài nghỉ để phòng, chống dịch bệnh, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục đảm bảo tâm lý cho các em học sinh khi đến trường. Thầy, cô giáo có ứng xử phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất việc sang chấn tâm lý khi học sinh đến trường học trực tiếp. Nhất là hiện nay, theo khảo sát tại một số trường đại học xuất hiện tâm lý ngại đến trường học trực tiếp của một bộ phận sinh viên.

Giáo viên Trường Tiểu học Trung Yên (Hà Nội) trong buổi diễn tập khi có F0 trong trường học. Ảnh: Lê Phú.

Tuy nhiên, việc mở cửa trường học trở lại cũng gặp một số khó khăn như số F0 là giáo viên, học sinh, sinh viên tiếp tục có diễn biến phức tạp. Một số địa phương có quan điểm khác nhau trong phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, một bộ phận phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con em đi học trở lại trực tiếp, nhất là đối với học sinh mầm non và tiểu học (đối tượng chưa được tiêm vaccine).

Cùng với đó, nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch. Kinh phí cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục và vệ sinh sinh khử khuẩn còn thiếu.

Bộ GD&ĐT kiến nghị nhiều giải pháp đồng bộ đối với Quốc hội, Chính phủ để công tác mở cửa trường học trở lại thực sự an toàn và có chất lượng. Nhất là cần phải ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, giáo dục thường xuyên xuyên ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. 

Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Quan tâm đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.

Trước khó khăn do không đồng nhất trong việc xác định F0, F1và các biện pháp cách ly, thời gian cách ly, Bộ GD&ĐT, quản lý các trường phổ thông, đại học  và các chuyên gia Y tế kiến nghị với Bộ Y tế chuẩn lại cách phân loại F0, F1 theo tình hình thực tế hiện nay khi vaccine đã phủ rộng để ổn định tâm lý xã hội.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top