ClockChủ Nhật, 14/08/2022 09:57

Nhiều lớp 10 vắng bóng âm nhạc, mỹ thuật

TTH - Do không có giáo viên nên nhiều trường quyết định không tổ chức dạy môn âm nhạc, mỹ thuật trong năm học 2022-2023.

Hình thành mô hình câu lạc bộ ca Huế tại 3 trường họcTrường “làng” nở rộ câu lạc bộ

CLB âm nhạc ở Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Chương trình giáo dục phổ thông mới bậc trung học phổ thông (THPT) sẽ triển khai ở lớp 10 trong năm học 2022 -2023. Điểm mới của chương trình là học sinh được chọn các môn học theo sở thích; đồng thời, xuất hiện môn học mới âm nhạc, mỹ thuật. Trước đây, môn âm nhạc, mỹ thuật chỉ được dạy ở bậc tiểu học và THCS. Khi hai môn này được đưa vào bậc THPT, tình trạng thiếu giáo viên là bài toán khó đối với các trường.

Trường THPT Thuận An (TP. Huế) chưa có giáo viên giảng dạy bộ môn này, việc tổ chức dạy cũng khó vì đòi hỏi có phòng ốc, trang thiết bị. Trường đang chờ sau khi học sinh đăng ký mới có kế hoạch cụ thể, nếu ít học sinh đăng ký hoặc không có nguồn giáo viên, trường sẽ không tổ chức. Thay vào đó, trường sẽ dạy cho học sinh các môn, như công nghệ, tin học.

Ông Trần Bảo Phước, Hiệu trưởng Trường THPT Thuận An cho hay: Đối với các môn thuộc nhóm bắt buộc gồm 5 môn, trường đã chủ động hoàn toàn về nguồn giáo viên. Khó khăn nhất khi thiếu giáo viên ở hai môn âm nhạc và mỹ thuật nên nhà trường sẽ nắm bắt nhu cầu học sinh, nếu các em có nguyện vọng sẽ hợp đồng giáo viên bên ngoài về dạy.

Tương tự tại Trường THPT Đặng Trần Côn, năm nay có hơn 500 học sinh khối 10 trúng tuyển. Thực hiện chương trình mới, trường có đến chín tổ hợp môn để các em lựa chọn. Trong đó, có 6 tổ hợp khối khoa học tự nhiên và ba tổ hợp khối khoa học xã hội. Trong các môn tự chọn, ở nhóm môn công nghệ và nghệ thuật, trường chỉ tổ chức dạy hai môn công nghệ và tin học, hai môn trong môn nghệ thuật hoàn toàn không có ở bất kỳ tổ hợp nào. Lý do vì đội ngũ giáo viên của trường không có chuyên môn dạy âm nhạc và mỹ thuật cho khối 10 nên không thể triển khai. Theo lãnh đạo trường, không có học sinh và phụ huynh chọn hai môn này.

Nhiều trường không tổ chức đăng ký tổ hợp có môn nghệ thuật, âm nhạc và mỹ thuật hai môn lựa chọn nằm trong nhóm công nghệ và nghệ thuật là điều đã được tính toán trước. Theo nhiều trường, cơ cấu giáo viên các môn này không có sẵn, nếu học sinh có nguyện vọng học các môn này trường sẽ mời giáo viên hợp đồng về dạy. Đặc biệt, các cụm trường bàn với nhau sẽ mời chung các giáo viên hợp đồng để sắp xếp lịch thuận tiện cho giáo viên được dạy ở nhiều trường. Tuy nhiên, việc thuê được giáo viên hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức lương hợp đồng với giáo viên, nếu trả lương mức thấp quá họ sẽ không dạy, trả lương cao thì nhà trường khó có khả năng đáp ứng.

Dẫu khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, song, nhiều trường cho rằng đây cũng là điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và phát triển năng lực, sở trường của các em và cũng định hướng nghề nghiệp tương lai. Thế nên, một số trường lại hợp đồng với giáo viên bên ngoài hoặc giảng viên đại học để giải bài toán về việc thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ông Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học cho hay: Môn mỹ thuật và âm nhạc là hai môn mới mà chương trình 2018 đưa vào. Đối với trường chuyên thì hai môn này rất cần thiết trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy, năm học này chúng tôi sẽ đưa hai bộ môn này vào tổ hợp, nếu khó khăn về giảng viên thì ở Huế có điều kiện thuận lợi khi có Học viện Âm nhạc và Trường đại học Nghệ thuật.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, ngành đã liên hệ với các đơn vị đào tạo mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên dạy âm nhạc và mỹ thuật. Bên cạnh đó, sở chỉ đạo các phòng GD&ĐT rà soát giáo viên có chuyên môn để giới thiệu cho các trường THPT. Tuy nhiên, việc thực hiện bộ môn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, thiếu nhân sự và các trường phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị. Do đó, một số trường chưa đủ điều kiện thì từng bước xây dựng kế hoạch để triển khai trong những năm học kế tiếp. Còn về vấn đề thiếu giáo viên dạy mỹ thuật, âm nhạc, sở có lộ trình tuyển dụng, thực hiện các kỳ tuyển dụng bổ sung kể cả thu hút nguồn giáo viên từ ngoài tỉnh.

Trước mắt, các trường sẽ tổ chức họp phụ huynh học sinh khối 10 để phổ biến về chương trình mới cũng như tư vấn về cách lựa chọn tổ hợp môn. Mỗi học sinh sẽ được lựa chọn ba nguyện vọng, nguyện vọng ưu tiên sẽ được xếp trước.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Tính nữ trong tranh Đặng Thị Thu An

Họa sĩ Đặng Thị Thu An là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ họa sĩ 8X đầy triển vọng của xứ Huế. Với những tác phẩm mang đậm nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, đặc biệt khắc họa hình tượng người phụ nữ, tà áo dài, chị đã góp phần tạo nên dấu ấn riêng trong nền hội họa đương đại Việt Nam.

Tính nữ trong tranh Đặng Thị Thu An

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top