ClockThứ Bảy, 19/12/2020 17:48

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

TTH - Tiếp nối thành công của cuộc thi năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2020”.

Trao giải cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”

Học sinh nhận giải tại cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2020

Năm nay, về tập thể Trường THPT Hai Bà Trưng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khen thưởng “Đơn vị có thí sinh tham gia nhiều nhất tại cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2020”; về cá nhân, có nhiều em đạt giải cao trong cuộc thi: Giải nhất cấp tỉnh thuộc về em Nguyễn Tiểu My, học sinh lớp 12 D1, giải ba thuộc về em Trương Khánh Linh, lớp 10A5…

Xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả thầy cô cũng như học sinh. Lãnh đạo trường cần quan tâm tổ chức các hoạt động quảng bá về văn hóa đọc, các cuộc thi, diễn đàn... để thu hút và nâng cao ý thức, lòng say mê đọc sách cho các em, tạo mọi điều kiện để thư viện hoạt động phục vụ nhu cầu đọc của học sinh...

Thầy cô giáo phải luôn là người đi đầu trong việc tham gia phong trào đọc phục vụ học tập và giảng dạy, là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, là động lực thúc đẩy các em xây dựng và hình thành thói quen đọc. Ngoài việc truyền thụ kiến thức thầy cô còn là những người trực tiếp hướng dẫn, “truyền lửa” cho các em lòng say mê đọc sách, biết cách đọc sách một cách có văn hóa, giúp cho các em có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc đọc sách. Để khơi dậy niềm say mê đọc sách cho các em, trước hết thầy cô cần tạo cơ hội để các em tiếp cận nhiều hơn với sách. Qua từng bài học, tiết học thầy cô cần hướng dẫn cho các em các tài liệu, khơi gợi thêm những cuốn sách bổ ích, lý thú.

Một học sinh đã chia sẻ với tôi rằng: “Em đã thay đổi chính bản thân, bao dung hơn, biết giúp đỡ và chia sẻ với mọi người, biết nhận lỗi và nghe lời ba mẹ, thầy cô... Em nghĩ, lý do mà mọi người nên đọc sách vì sách như một người thầy”. Một học sinh khác, từ nhỏ đã bị hội chứng rối loạn sắc tố da. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng là bệnh hiếm gặp và khó điều trị. Càng lớn em càng tự ti về căn bệnh và lảng tránh tất cả mọi người. Em tâm sự: “Cho đến khi tôi đọc cuốn sách “Vượt lên chính mình”, các nhân vật bị bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng tất cả đều không ngăn cản họ đến với một tương lai tươi sáng. Tôi đọc, suy ngẫm và so sánh. Tôi lành lặn vậy tại sao suy nghĩ bi quan. Sách đã thay đổi tôi nhiều thế đó”.

Những trang sách hay sẽ mang lại những điều hữu ích cho học sinh, làm thay đổi nhận thức và thái độ sống của các em. Nhà trường và thầy cô giáo cần tạo điều kiện tốt nhất để các em chiếm lĩnh kho tri thức vô giá của nhân loại qua những trang sách quý.  Để giúp học sinh chiếm lĩnh kho tàng tri thức khổng lồ, giáo viên cần tăng cường hướng dẫn các em cách học, cách đọc sách. Chính vì thế, văn hóa đọc phải bắt đầu từ chương trình dạy học ở trường, từ đó lan tỏa ra toàn xã hội.

Tạo thói quen cho học sinh đọc sách mọi lúc, mọi nơi là việc làm thường xuyên của thầy cô. Thói quen đọc sách và đọc sách có văn hóa chỉ có được khi học sinh có ý thức và lòng đam mê. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin, truyền thông, giải trí, các phương tiện nghe, nhìn (điện thoại, máy tính bản, laptop…) tỏ ra vượt trội và có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ hơn so với trang sách in. Vì thế, việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế tất yếu. Sách điện tử sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Trong phạm vi nhà trường, cần tổ chức những diễn đàn hoặc lồng ghép nội dung trong giờ chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khóa để giúp các em hiểu rõ hơn vai trò, tác dụng của sách và định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn sách đọc cho các em.

Một bộ phận không ít các em học sinh chưa có được thói quen đọc sách, có những em còn “lười” đọc sách. Kinh nghiệm nhiều nơi cho thấy, tổ chức tốt các hoạt động thư viện trong nhà trường sẽ thu hút được những học sinh có niềm đam mê với sách. Đưa vào chương trình những tiết học thư viện, tiết đọc sách là một trong những phương pháp giúp các em đến gần với kho tri thức của nhân loại, từ đó hình thành văn hóa đọc cho các em.

Bài, ảnh: Nguyễn Thị Hoa Phượng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top