ClockThứ Năm, 20/09/2018 07:36

Sách giáo khoa dùng một lần: Chỉ khổ cha mẹ học sinh

Ngoài việc các bậc phụ huynh phải lãng phí tiền bạc thì con em họ sẽ có những thói quen xấu như không biết tiết kiệm, ý thức giữ gìn sách, chia sẻ.

Độc quyền sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục thu hơn 1.000 tỷ đồng/nămChủ tịch Quốc hội: “Giờ thương trẻ con, nhìn học khổ sở!”Sách giáo khoa sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, tham khảo

Câu chuyện về những cuốn sách giáo khoa chỉ dùng một lần rồi bỏ đi gây lãng phí ghê gớm đã được nhắc đến trong nhiều năm qua nhưng không có gì thay đổi. Những ngày gần đây, vấn đề này lại tiếp tục nóng khi được các đại biểu đưa ra tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Một người ở thế hệ 7x chia sẻ: “Hồi xưa đi học, đầu năm thường được mượn sách của trường. Sách thường cũ ơi là cũ. Đã thế, đầu cuốn sách còn có chữ viết tay của chị nào đó lớp trên, viết thế này: "sinh sau đẻ muộn thiệt thòi, sách này chị đã dùng rồi em ơi". Cũng có khi, mượn được sách còn mới, chẳng biết của người học giỏi biết giữ sách hay của đã qua tay người lười đến nỗi chẳng thèm mở sách ra một lần... Nhưng còn bây giờ, lũ trẻ đi học, sách giáo khoa dùng 1 lần, quá ư lãng phí!”.

Sách giáo khoa chỉ dùng được một lần.

Sự lãng phí đang chia đều cho tất cả các bậc phụ huynh. Họ phải “ngày đêm cày cuốc” kiếm tiền để nuôi con ăn học, mua sách cho con. Thế nhưng, vẫn có người được hưởng lợi, thậm chí thu lợi rất lớn – đó là Nhà xuất bản.

Là một phụ huynh có con đang đi học, tôi thấy, việc sử dụng sách giáo khoa như hiện nay, ngoài lãng phí về tiền bạc còn ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục các ý thức cần thiết cho học sinh.

Người ta bảo “sách là bạn” nhưng xem ra với cách xuất bản sách như hiện nay, mỗi cuốn sách chỉ làm bạn với học trò được 9 tháng, hết năm học là “vứt vào sọt rác”. Những ngày đầu năm học mới 2018-2019, nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn gặp mưa lũ, nhiều em nhỏ không có sách vở đến trường, nhiều nhóm từ thiện rất muốn gom sách cũ để ủng hộ các em. Nhưng tất cả sách giáo khoa đều không thể sử dụng được vì các con đã viết kết quả vào sách mất rồi. Muốn ủng hộ sách thì chỉ có cách mua mới 100%. Điều này cũng ảnh hưởng đến ý thức giữ gìn sách vở của học sinh. Trong năm học, các con sợ thầy cô phạt nên giữ gìn sách rất cẩn thận. Nhưng hết năm học các con không có thói quen giữ lại sách đã học để tặng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Điều này cũng là lý do giải thích vì sao trẻ con bây giờ không có tinh thần chia sẻ, tương thân tương ái như ngày xưa.

Tiếp theo là các em không có ý thức tiết kiệm. Ở tuổi của chúng tôi, học sinh phải gom các loại giấy đã sử dụng một mặt hoặc giấy chất lượng kém hơn để làm nháp. Nhưng bây giờ, nhiều quyển vở các cháu chỉ viết 1-2 trang rồi vứt bỏ. Có khi lại lấy nguyên cả quyển vở mới để làm nháp. Thậm chí, với các loại sách giáo khoa “ăn sẵn” như hiện nay, nhiều cháu nhỏ không có thói quen viết bài, phép tính ra nháp để tính. Bởi, đi học chỉ cần một quyển sách giáo khoa, viết, vẽ, nhẩm tính là xong bài.

Với cách làm sách như hiện nay, các nhà giáo dục đang đưa học sinh vào thói quen hoang phí, chỉ biết đòi hỏi và hưởng thụ; không giáo dục được học sinh việc biết tiết kiệm, sẻ chia, biết giữ gìn, nâng niu những cuốn sách quý… Đã đến lúc cần thiết phải xem lại việc xuất bản sách giáo khoa.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế
Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

Nguồn vốn tín dụng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc đã hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập, kiến tạo tương lai.

Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top