ClockChủ Nhật, 09/08/2020 10:43

Sát cánh cùng sĩ tử vùng cao, biên giới

TTH.VN - Với hai điểm thi tại khu vực trung tâm, thí sinh từ các xã vùng xa, khu vực biên giới phải về thị trấn A Lưới để tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2020. Trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến đáng ngại, huyện A Lưới mở ra một chương trình tiếp sức mùa thi khá đặc biệt.

Hơn 12.000 thí sinh làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT 2020Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 an toàn, nghiêm túcThí sinh nên “bỏ túi” lưu ý này khi dự thi tốt nghiệp THPT

Đo thân nhiệt cho thí sinh tại các điểm phục vụ lưu trú, ăn miễn phí

Hỗ trợ toàn diện gắn với an toàn phòng dịch

Ngay từ sáng sớm, lực lượng tình nguyện viên tiếp sức mùa thi tại A Lưới đã về tại các điểm tiếp đón, hỗ trợ thí sinh và người nhà để chuẩn bị bếp nấu ăn. Nhân viên cấp dưỡng các trường học cùng 14 tình nguyện viên tham gia đứng bếp (4 người chính và 10 người phục vụ) đã được Trung tâm Y tế huyện kiểm tra sức khỏe trước đó, đã đi chợ và chuẩn bị sơ chế kỹ nguyên liệu phục vụ bữa ăn miễn phí cho các thí sinh và phụ huynh.

Anh Trần Toàn, Bí thư huyện đoàn A Lưới cho biết: “Mỗi ngày, đội nấu ăn sẽ nấu hai buổi, mỗi buổi 250 suất cơm. Thí sinh và người nhà nhận cơm đã đăng ký và được phát phiếu trước đó. Ngoài cơm và thức ăn, chúng tôi cũng chuẩn bị 2.000 bánh mỳ, 2.000 hộp sữa để phát tặng thí sinh. Các khâu đều được tiến hành kỹ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn phòng dịch”.

Tình nguyện viên sơ chế nguyên liệu để nấu ăn cho thí sinh ở vùng cao

So với chương trình các năm, hoạt động tiếp sức mùa thi năm nay được tổ chức quy mô toàn diện và chuẩn bị kỹ hơn. Huyện A Lưới bố trí hai điểm đón tiếp, phục vụ lưu trú (tại Trường mầm non Hoa Ta Vai, Trường mầm non Hoa Đỗ Quyên) cho các thí sinh và người nhà ở xa, nhất là khu vực các xã Hồng Thủy, A Roàng, Lâm Đớt… về làm thủ tục thi từ ngày 8/8. Để đảm bảo an toàn phòng dịch, tình nguyện viên phân luồng những thí sinh và người nhà có yếu tố dịch tễ có liên quan đến vùng dịch bố trí ở riêng, bố trí đội hình xe ôm riêng để hỗ trợ thí sinh.

Ngoài phát khẩu trang kháng khuẩn, lực lượng tình nguyện viên cũng bố trí 10 lít nước rửa tay sát khuẩn tại các khu vực cần thiết, nhắc nhở thí sinh chú ý việc đeo khẩu trang đúng cách và thường xuyên rửa tay, giữ gìn sức khỏe.

Hồ Tấn Hùng, tình nguyện viên tại A Lưới cho biết, do nhiều thí sinh từ các xã ở xa về nên vẫn còn nhiều khó khăn khi đi lại. Vì thế, tình nguyện viên tại các điểm tư vấn tiếp sức mùa thi “kiêm” luôn nhiệm vụ dẫn đường di chuyển, hướng dẫn làm các thủ tục thi và giới thiệu chỗ lưu trú, các dịch vụ khi họ cần.

Giảm bớt nỗi lo cho thí sinh và phụ huynh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong giai đoạn tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vì thế tâm lý của nhiều thí sinh, phụ huynh vùng cao A Lưới cũng có nhiều nỗi lo, nhất là khi phải đi xa, ở lại đến 2 – 3 ngày. Anh Hồ Văn Lợi, trú tại xã Hồng Vân trải lòng: “Cái lo nhiều nhất là cho con vì tâm lý vừa phải thi tốt, vừa lo ngại an toàn sức khỏe”.

Theo bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới, để đảm bảo an toàn phòng dịch và giảm bớt nỗi lo cho thí sinh và phụ huynh, ngành giáo dục huyện huy động nhân viên y tế các trường học, đảm bảo mỗi phòng thi đều có nhân viên y tế đo thân nhiệt cho thí sinh. Còn tại các điểm ăn ở miễn phí của thí sinh và phụ huynh, bà Hồ Thị Hiền, Chủ tịch UBND thị trấn A Lưới cho biết, luôn có cán bộ Trạm Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế và lực lượng tình nguyện viên kiểm tra thân nhiệt, sức khỏe và thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tình hình của các sĩ tử và người nhà ở lại.

Phát bánh và sữa cho thí sinh

Kỳ thi năm nay, cùng với lực đoàn thanh niên, cũng có nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân ở A Lưới cùng phối hợp sát cánh với thí sinh, trong đó cả Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện, Hội Chữ thập đỏ… Trước nỗi lo của một số thí sinh, phụ huynh, lực lượng chức năng, các đơn vị và các tình nguyện đã thường xuyên động viên tinh thần, giúp các em yên tâm vượt qua kỳ thi. “Các cô chú anh chị thường dặn tụi em hãy cứ yên tâm để thi tốt, khó khăn hãy liên hệ họ giúp đỡ, còn các khâu phòng chống dịch đã được các ban ngành chuẩn bị kỹ”, Hồ Thị Khiếu, thí sinh đến từ xã Lâm Đớt kể.

Theo anh Toàn, trong những ngày thi, ở ngoài điểm thi, huyện đoàn phối hợp với các lực lượng chức năng cũng tiến hành phân luồng giao thông, nhắc nhở người dân cố gắng giãn cách, tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, tạo ra sự an tâm chung trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top