ClockThứ Ba, 09/06/2020 13:30
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI:

Sẽ áp dụng từ năm học tới

TTH - Năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được áp dụng từ lớp 1, các năm tiếp theo sẽ áp dụng từ lớp 2 cho đến lớp 12. Các trường đã có phương án chuẩn bị về những thay đổi trong chương trình GDPT mới.

Tăng tốc ôn thi trung học phổ thôngKhởi đầu từ giáo dục tiểu họcCác nhà xuất bản phải công khai giá sách giáo khoa lớp 1 trước 15/2

Trường tiểu học Vĩnh Ninh với các hoạt động ngoại khóa

Chương trình GDPT mới ở bậc tiểu học được thiết kế học hai buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá bảy tiết học. Giáo viên có thời gian tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, điều mà các trường âu lo là phải bảo đảm chương trình và sách giáo khoa mới đối với lớp 1 cũng như tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức dạy học hai buổi/ngày. Các trường phải có đủ phòng chức năng, như thư viện, sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh…; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1. Đáng chú ý, các trường phải bảo đảm sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại điều lệ trường tiểu học. Đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình GDPT mới cũng là vấn đề mà các trường quan tâm.

Sau khi thực hiện các bước chọn sách giáo khoa theo hướng dẫn, Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (TP. Huế) đã chọn bộ sách Cánh diều. “Đón đầu sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, mỗi giáo viên trong trường đã không ngừng sáng tạo. Mỗi giờ lên lớp, giáo viên đều chủ động tìm kiếm tài liệu để bổ sung cho bài giảng của mình. Đổi mới phương pháp dạy học trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên”, cô Lê Na, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Thường Kiệt, cho hay.

Cũng theo cô Lê Na, đến thời điểm này, cơ sở vật chất của Trường tiểu học Lý Thường Kiệt tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới. Nhà trường đang tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền để được bổ sung thêm một số thiết bị dạy học. Trong năm học này, trường sẽ tổ chức thí điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với khối 1.

Toàn tỉnh hiện có trên 5.000 giáo viên tiểu học, nhưng có đến trên 98% có trình độ trên chuẩn. Hiện, tỷ lệ giáo viên đứng lớp là 1,6 giáo viên/lớp ở bậc tiểu học; trong đó, có 100% trường học có giáo viên chuyên trách giảng dạy các môn tin học, mỹ thuật, tiếng Anh, thể dục, âm nhạc. Đó là thuận lợi rất căn bản trong triển khai đổi mới chương trình giáo dục tiểu học.

Cô giáo Lê Thị Mai Lan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Thành (TP. Huế), cho biết: Chương trình đổi mới làm thay đổi nhận thức của cả người học lẫn người dạy. Nhà trường đã chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 có đủ năng lực, phẩm chất để có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn. Chúng tôi khuyến khích giáo viên cập nhật các chương trình, kiến thức qua internet và các kênh tài liệu khác để tự rèn luyện, bồi dưỡng.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả khảo sát về thực trạng và nhu cầu cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục tiểu học cho thấy, toàn tỉnh hiện có 2.396 phòng học, trong đó có 1.777 phòng học kiên cố, 593 phòng học bán kiên cố, 26 phòng học tạm và 419 phòng học phải nhờ, mượn và thuê.

Để bảo nhu cầu dạy và học, theo tính toán của ngành giáo dục và đào tạo, phải xây dựng mới 622 phòng học. Thế nên, nhiều trường đã xây dựng đề án xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, phòng chức năng, thư viện, nhà vệ sinh, nhà ăn, phòng ở cho học sinh nội trú, học sinh bán trú để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện chương trình GDPT mới…

Theo chương trình cũ, thiết bị dạy học được thực hiện theo yêu cầu của sách giáo khoa. Trong khi, chương trình mới lại theo chương trình môn học, từng chủ đề dạy học, đặc biệt chương trình sẽ sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa. Mặc dù không phải là thay mới toàn bộ, song các trường học cũng cần được bổ sung những thiếu hụt về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học kịp thời trên nguyên tắc kế thừa những thiết bị đã có. Với các thiết bị phục vụ dạy học, toàn tỉnh cần mua sắm, bổ sung 1.904 bộ thiết bị dạy học tối thiểu, 4.708 bộ thiết bị dùng chung và 5.743 bộ bàn ghế học sinh. 

Tổng kinh phí cho đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ lên tới hàng trăm tỷ đồng, một con số không hề nhỏ trong điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn hiện nay. Thế nên, tỉnh cũng yêu cầu các trường phát huy tính chủ động, tự chủ trong việc huy động nguồn lực, xã hội hóa công tác giáo dục bằng nhiều cách.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Return to top