ClockThứ Tư, 19/12/2018 21:41

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số

TTH.VN - Ngày 19/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định 840/QĐ-UBND của tỉnh về tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số tại huyện Nam Đông.

Trẻ em ở Trường mầm non Thượng Lộ (Nam Đông) làm quen với chữ viết

Sau một năm triển khai Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, nhiều học sinh đã vượt qua rào cản về ngôn ngữ, bảo đảm các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học.

Đa số các cháu người dân tộc đã hiểu và nói được tiếng Việt khá rõ ràng, mạch lạc, phát âm khá chính xác. Đặc biệt, trẻ 5-6 tuổi đã sử dụng tốt tiếng Việt trong học tập, vui chơi, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, chuẩn bị tâm thế sẳn sàng bước vào lớp một. Trong vòng một năm, các cháu mẫu giáo 5 tuổi có khả năng học được từ 300 đến 500 từ tiếng Việt. Trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đã sử dụng tốt tiếng Việt trong học tập, vui chơi, mạnh dạn tự tin, khả năng nghe hiểu, giao tiếp đạt trên 95%”.

Cô và trò cùng hát những bài hát đồng dao

Để công tác dạy tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc hiệu quả, các ngành liên quan tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Đồng thời, các trường vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền, vận động trực tiếp tới từng hộ gia đình về tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số.

Các địa phương phát động sáng tác bài hát, câu đố, trò chơi… để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt; tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh.

Phấn đấu đến năm 2020, tất cả các huyện, thị xã đều triển khai nhân rộng mô hình về tăng cường tiếng Việt; xây dựng bản đồ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở các huyện, thị xã có nhiều dân tộc thiểu số nhằm hỗ trợ công tác quản lý triển khai thực hiện kế hoạch đề án.

Tin, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top