ClockThứ Bảy, 17/09/2022 16:32

Thay đổi để phát triển

TTH - Kiên định mục tiêu phát triển thành Đại học (ĐH) quốc gia, ĐH Huế chú trọng nhiều giải pháp và xác định chủ đề cho năm học mới 2022-2023 là “Thay đổi để phát triển”.

Đại học Huế thỏa thuận hợp tác với SEAMEO CELLLĐại học Huế cùng các đối tác họp về dự án CDAE

Sản phẩm nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường đại học Nông Lâm (ĐH Huế)

Nhiều thành tựu nhưng cũng không ít trăn trở

Đến năm 2022, ĐH Huế tròn 65 năm xây dựng và phát triển và cũng trong năm học 2021-2022, ĐH Huế đánh dấu nhiều thành quả. Tuyển sinh ĐH hệ chính quy và cao học trong năm học qua đạt tỷ lệ gần 100% chỉ tiêu, trong đó có 13.122 thí sinh trúng tuyển ĐH và 1.776 thí sinh trúng tuyển cao học. Cùng với việc xây dựng các chương trình kiểm định theo chuẩn AUN-QA, ĐH Huế đang tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở đào tạo theo chuẩn quốc gia chu kỳ 2 đối với các trường thành viên ĐH Huế.

“Ngày 23/7/2022 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá các cơ sở giáo dục ĐH. Nhà trường đã được hội đồng đánh giá cao, qua bỏ phiếu đã thống nhất 100% về kết quả đạt chuẩn chất lượng. Dự kiến, trong lễ khai giảng năm học 2022-2023, nhà trường sẽ tổ chức đón nhận Quyết định công nhận cơ sở giáo dục ĐH đạt chuẩn kiểm định chất lượng giai đoạn 2022-2027”, GS. TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế chia sẻ.

Tín hiệu tích cực trong năm học vừa qua là công bố quốc tế của ĐH Huế tiếp tục tăng mạnh. Các đơn vị toàn ĐH Huế cũng đạt nhiều giải thưởng khoa học công nghệ các cấp. Đáng chú ý, hoạt động hợp tác quốc tế được thúc đẩy nhanh sau đại dịch COVID-19, trong đó đã ký kết mới 21 thỏa thuận hợp tác; tiếp nhận 225 sinh viên nước ngoài theo học các chương trình đào tạo và 172 sinh viên trao đổi ngắn hạn; thực hiện thủ tục cấp phép mới 9 dự án hợp tác quốc tế…

Theo lãnh đạo ĐH Huế, nhìn lại năm học vừa qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, vẫn còn trăn trở về những hạn chế cần khắc phục, đó là tính đồng bộ, hệ thống, chuyên nghiệp trong đào tạo và cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo chưa cao; chưa linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong đào tạo và quản lý đào tạo; quy hoạch ngành nghề đào tạo chưa kịp thời. Việc chuyển giao khoa học công nghệ chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

PGS. TS. Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, giáo dục cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu, đòi hỏi giáo dục ĐH phải đạt được những chuẩn mực chung, đảm bảo chất lượng giáo dục đang ngày càng được đặt lên vị trí hàng đầu. Từ bối cảnh đó, những thách thức đặt ra đối với ĐH Huế chính là các vấn đề: quản trị ĐH, tự chủ ĐH để theo đuổi mục tiêu xây dựng ĐH Huế thành ĐH Quốc gia.

Thay đổi để phát triển

Phát triển thành ĐH quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ là mục tiêu xuyên suốt của ĐH Huế. Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt ĐH Huế ngày 6/7/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn khẳng định quan điểm ủng hộ với định hướng phát triển ĐH Huế thành ĐH quốc gia. Đề án phát triển ĐH Huế thành ĐH Quốc gia đã được 5 Bộ, ngành thông qua và đang được hoàn thiện để Bộ GD&ĐT trình Chính phủ. Đồng thời, ĐH Huế cũng đã khởi động 3 đề án liên quan gồm: Đề án phát triển Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế theo mô hình Trường - Viện cấp quốc gia, hướng tới đạt chuẩn quốc tế vào năm 2045; đề án phát triển Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế trở thành Trường ĐH Sư phạm trọng điểm quốc gia và đề án xây dựng Viện Công nghệ sinh học thành Trung tâm Công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Trung.

Theo PGS. TS. Lê Anh Phương, năm học 2022-2023, lãnh đạo ĐH Huế xác định thay đổi để phát triển, với nhiều nội dung để xây dựng, phát triển ĐH Huế thành ĐH Quốc gia. Trong đó, đối với công tác tái cấu trúc, cần tiếp tục thúc đẩy nhanh việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ trong trường ĐH; phát triển các phân hiệu, văn phòng ĐH Huế ở các địa phương; đẩy mạnh triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức, người lao động…

ĐH Huế cũng đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo; cải tiến chương trình đào tạo, mở rộng chuyên ngành đào tạo, xây dựng ngành đào tạo mới; đa dạng các hình thức tuyển sinh, mô hình đào tạo. ĐH Huế sẽ đẩy mạnh mô hình đào tạo kết hợp với doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động. Đi đôi với đổi mới công tác quản lý đào tạo là vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục, chú trọng đánh giá trường, xếp hạng ĐH, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tập trung đầu tư các ngành mũi nhọn, trọng điểm để triển khai đánh giá chất lượng chương trình đào theo tiêu chuẩn AUN-QA và các tổ chức kiểm định quốc tế.

Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế gắn với đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng cần đổi mới. ĐH Huế sẽ mở rộng hợp tác phát triển và hội nhập quốc tế theo hướng chủ động hội nhập các nền giáo dục ĐH và khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ theo hướng hiện đại.

Với bối cảnh tự chủ ĐH và ĐH Huế đang phấn đấu trở thành ĐH Quốc gia, ĐH Huế cần tăng cường cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính, các phương án tự chủ tài chính, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các phòng thí nghiệm nâng cao năng lực nghiên cứu. Ngoài ra, với bề dày lịch sử, cần tăng cường kết nối các thế hệ cựu sinh viên; thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối doanh nghiệp, đào tạo kỹ năng cho sinh viên, tập trung đẩy mạnh truyền thông và phát triển thương hiệu.

Bài, ảnh: Minh Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Return to top