ClockThứ Ba, 18/08/2020 13:45

Thi đua để dạy và học tốt

TTH - Các phong trào thi đua và các cuộc vận động triển khai toàn diện, liên tục, được hưởng ứng sâu rộng đã tác động tích cực đến chất lượng và phát triển giáo dục đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế.

Dành trọn thanh xuân cho học sinh vùng caoThầy tổng phụ trách năng động

Đo thân nhiệt cho học sinh trước khi vào lớp sau đợt dịch hồi đầu năm

Tích cực hưởng ứng

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, ngành giáo dục Thừa Thiên Huế có các hình thức hưởng ứng sáng tạo, như Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, các hội thi đơn ca, ngâm thơ, kể chuyện về chủ đề “Theo chân Bác”.

Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế phát động phong trào thi đua “Nét đẹp văn văn hóa học đường”. Như một điểm sáng của ngành, các trường học đã tổ chức tốt hơn, có nề nếp việc dạy và học, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong trường học được thực hiện mang lại ý nghĩa thiết thực. Từ phong trào, Trường THPT Đặng Huy Trứ (Quảng Điền) và Trường THCS Thống Nhất (Huế) có phong trào làm túi giấy thay thế túi ni lông.

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” là một sáng tạo của Thừa Thiên Huế, là cảm hứng cho đề thi môn toán vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2019 - 2020. Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc hưởng ứng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Ca khúc “Ngày Chủ nhật xanh” của thầy giáo Phan Văn Thành đến từ Trường THCS Phong Mỹ (Phong Điền) vượt qua 30 ca khúc của 25 tác giả để giành giải nhất. Từ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Huế) và Trường THCS Thủy Dương (Hương Thủy) có phong trào câu lạc bộ trường học 4 mùa hoa.

Cùng với thi đua “Dạy tốt, học tốt” và nghiên cứu khoa học, các phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các phong trào do Công đoàn ngành phát động, như “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”… cũng được ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế triển khai đến các trường học, tạo chuyển biến tích cực trong việc đổi mới quản lý và phương pháp dạy - học.  Khi dịch bệnh COVID - 19 bùng phát, toàn ngành nổi lên phong trào sản xuất nước rửa tay sát khuẩn; chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động rất đáng ghi nhận, chung tay bảo vệ an toàn cộng đồng.

Tác động toàn diện

Lan toả mạnh mẽ và mang lại hiệu quả tích cực, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục là ghi nhận về các phong trào thi đua được triển khai trong toàn ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế thời gian qua. Ngoài các phong trào mang tính truyền thống, nhiều hoạt động thi đua về xây dựng môi trường “Trường học xanh sạch sáng”, “Nét đẹp văn hoá học đường”… được phát động thực sự đã mang lại bầu sinh khí mới để các phong trào trong trường học khởi sắc và mang lại nhiều dấu ấn, hướng đến xây dựng môi trường giáo dục kiểu mẫu, an toàn, thân thiện và hạnh phúc.

Các phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Về giáo dục đại trà, 5 năm qua, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và hoàn thành tiểu học đều được tiếp tục học lớp 6 đạt 100%; tỷ lệ huy động trung học cơ sở đạt 92,62% và tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông hàng năm đạt 82%. Về giáo dục đỉnh cao, xuất hiện nhiều gương mặt học sinh xuất sắc, như Hồ Đắc Thanh Chương (Vô địch chung kết cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” 2016), Trương Đông Hưng (HCV Olympic Sinh học quốc tế 2017), Nguyễn Hy Hoài Lâm (HCĐ Olympic Tin học quốc tế 2017)…

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD & ĐT cho rằng, giáo dục Thừa Thiên Huế đang đứng trước giai đoạn mới thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông từ năm học 2020 - 2021. Toàn tỉnh đang quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó, xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của cả nước.  Toàn ngành cố gắng vượt qua khó khăn, thực hiện tốt các phong trào thi đua để gặt hái được nhiều thành quả cao hơn trong giai đoạn mới. Ông Nguyễn Tân cũng cho rằng, phải nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thi đua cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn; biểu dương kịp thời và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong ngành.

Một trọng tâm cơ bản là đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, “Xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” và các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể  và thiết thực, góp phần chuyển biến từ nhận thức đến hành động của đội ngũ giáo viên, và học sinh, hướng tới mục tiêu dạy tốt và học tốt.

 Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Khi các cô giáo nghỉ hưu

Hoàn thành sứ mệnh "trồng người", các nhà giáo trở về cuộc sống đời thường. Đẹp biết bao, dù ở đâu và làm gì, họ vẫn được mọi người tôn vinh, kính trọng bởi tác phong mô phạm với lối sống giản dị, sáng trong cùng những việc làm, hoạt động có ý nghĩa cao đẹp…

Khi các cô giáo nghỉ hưu
Cô và trò Hồng Thái

Hồng Thái là xã nằm ở vùng giáp biên giới Việt - Lào và cũng là xã đặc biệt khó khăn của huyện A Lưới. Nơi đây, bà con dân tộc Tà Ôi chiếm hơn 91%; sinh kế chủ yếu của người dân là sản xuất nông - lâm nghiệp.

Cô và trò Hồng Thái
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Return to top