ClockThứ Tư, 05/12/2018 09:35

Thi THPT Quốc gia 2019: Các trường ĐH cần tập huấn thêm về chấm thi

Bộ GD-ĐT vừa công bố việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Theo đó, kỳ thi năm tới sẽ có một số điểm mới, đặc biệt là công tác chấm thi, xét tốt nghiệp THPT...

Tuyển sinh đại học 2019: Giữ ổn định phương án xét tuyểnPhương án thi THPT Quốc gia 2019 bao giờ mới được chốt?

Để ngăn ngừa các can thiệp trái phép vào bài thi của thí sinh, Bộ GD-ĐT sẽ mã hóa dữ liệu tạo ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm. Đây là một hình thức “đánh phách” điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Bộ GD-ĐT sẽ đánh phách điện tử phiếu trắc nghiệm của thí sinh (ảnh minh họa)

PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội nhận định, từ những gian lận trong chấm thi của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, nhiều ý kiến đưa ra như sau khi thí sinh thi xong thì phải scan bài thi ngay nhưng như vậy thì mỗi hội đồng thi phải có một bộ phận scan bài thi của thí sinh thì rất khó khả thi.

Ngoài ra, còn có ý kiến là cho thí sinh làm bài thi trắc nghiệm ngay trên máy tính. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không khả thi vì chúng ta không dễ dàng đầu tư hàng triệu máy tính để cho thí sinh làm bài trắc nghiệm trong cùng một lúc.

Vì vậy, sau khi tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường ĐH, các địa phương, Bộ GD-ĐT đã đưa ra giải pháp đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh. Đây cũng là một bước tiến để tránh sự can thiệp của con người lên bài thi của thí sinh.

Tuy nhiên, các trường THPT, ĐH vẫn đang đợi Bộ tập huấn về giải pháp mới này và hy vọng sẽ góp phần ngăn chặn gian lận trong công tác chấm thi. Còn hiệu quả của giải pháp này đến đâu thì cũng phải chờ cho kỳ thi năm sau mới biết rõ được.

Về công bố kết quả thi và phương thức sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019, Bộ GD-ĐT đưa ra quy định mới là tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT. Dự kiến, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh + điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, những năm trước, Bộ GD-ĐT quy định, điểm xét tốt nghiệp THPT Quốc gia có đóng góp 50% điểm trung bình các bài thi THPT Quốc gia và điểm trung bình cả cấp THPT là 50%. Số điểm này cộng lại rồi chia 2. Như vậy là có học sinh có điểm trung bình cả 3 năm học THPT là 8 và chỉ cần điểm trung bình các bài thi THPT Quốc gia là 2 thì sẽ đỗ tốt nghiệp.

Điều này có nghĩa là sẽ có thí sinh học tập tốt ở cấp THPT Quốc gia nhưng điểm thi kém thì vẫn đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay có ý kiến cho rằng, điểm thi THPT Quốc gia của thí sinh rất quan trọng, quyết định đến việc có đỗ tốt nghiệp hay không.

Với điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh cũng là đề cao vai trò quan trọng của kỳ thi THPT Quốc gia. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thí sinh có ý thức học tập nghiêm túc để có kết quả thi tốt nhất.

Về công tác chấm thi, Bộ GD-ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ.

Với chỉ đạo này, hầu hết các trường có thể đáp ứng được việc đặt camera giám sát việc chấm thi nhưng không phải trường ĐH nào cũng có thể đủ năng lực, điều kiện để chấm thi trắc nghiệm. Vì vậy, khi chấm thi trắc nghiệm, Bộ nên chọn những trường có kinh nghiệm, đủ năng lực, điều kiện tham gia công tác chấm bài cho thí sinh. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT nên tổ chức tập huấn thêm cho các trường ĐH tham gia vào công tác chấm thi.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới

Trong 2 ngày 25 và 26/11, tại TP. Huế, Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh.

Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới
Hơn 50 phóng viên, biên tập viên được tập huấn báo chí số

Ngày 25/11, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề: “Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia”.

Hơn 50 phóng viên, biên tập viên được tập huấn báo chí số
Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu

Trước những thông tin, luận điệu chống phá phức tạp thường xuyên xuất hiện, việc chủ động nắm bắt dư luận để có những định hướng kịp thời luôn là yêu cầu cấp thiết.

Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu
Return to top