ClockThứ Tư, 18/08/2021 15:24

Thích ứng nhanh với chương trình giáo dục phổ thông mới

TTH - Qua một năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1 được đánh giá là chững chạc lên rất nhiều, tiếp thu khá tốt các bài giảng, chủ động tham gia học tập và các hoạt động trải nghiệm.

Nâng cao chất lượng giáo viên, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mớiPhổ thông cao đẳng FPT sự lựa chọn mới của phụ huynh & học sinh ở HuếXu hướng lựa chọn mới sau THCS: Trở thành sinh viên từ tuổi 15

Tiết học trải nghiệm của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Phường Đúc (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát)

Năm học 2020 - 2021, Trường tiểu học Quang Trung (TP. Huế) có 306 học sinh lớp 1. Thông tin giáo dục thực tế của trường cuối năm cho thấy, phân chia theo năng lực và phẩm chất đã có 305 học sinh đạt mức tốt về khả năng tự phục vụ. Trong đó, 301 em được khen thưởng cấp trường. Cô giáo Hiệu trưởng Trần Thị Thu Hà cho biết, qua 1 năm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cho thấy, có tính kế thừa, không bị áp lực, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, tiếp thu dễ dàng. Về phía giáo viên, cũng mang tính kế thừa nên thực hiện nhẹ nhàng và hoàn toàn chủ động.

Chúng tôi cũng đã có dịp tham dự tiết học của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Phường Đúc (TP. Huế). Ở đó không chỉ học trong sách giáo khoa, các em còn được tiếp cận bằng phiên bản điện tử hình hóa cũng như các bài kể chuyện giúp các em có cái nhìn trực quan, sinh động. Được biết, chương trình GDPT mới đã trao quyền chủ động cho giáo viên và khi triển khai, mỗi trường đều có thể chọn 1 bộ sách giáo khoa khác nhau. Điểm mới của các bộ sách là có nhiều ưu điểm vượt trội, kênh chữ, kênh hình bắt mắt.

Trường tiểu học Phường Đúc chọn bộ sách “Cánh Diều” để giảng dạy. Cô Vũ Thanh Bình, giáo viên lớp 1 cho biết, chương trình mới phát triển kỹ năng cho học sinh, các em rất thích thú. Sau gần một năm học, những lo lắng, áp lực của giáo viên, học sinh khi lần đầu làm quen với phương pháp, hướng tiếp cận mới dần qua đi. Học sinh lớp 1 đã tiếp thu khá tốt các bài giảng, chủ động tham gia học tập và hoạt động trải nghiệm.

Năm học qua, giáo dục tiểu học Thừa Thiên Huế có 217 trường, gồm 196 trường tiểu học và 21 trường liên cấp với tổng số học sinh là 98.174 em, trong đó có 21.360 học sinh lớp 1. Mặc dù tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng việc triển khai chương trình GDPT mới ở lớp 1 cho thấy, 100% các đơn vị trường học đã đảm bảo tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức thực hiện phân phối chương trình theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Chương trình giáo dục tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục như bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích, ứng phó với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, giáo dục địa phương… vào dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

Trực tiếp đứng lớp, cô giáo Võ Thị Tập, giáo viên Trường tiểu học Lộc Trì (Phú Lộc) thông tin, chương trình GDPT mới hỗ trợ rất tốt về phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Các em chủ động và tự tin trong tiếp thu bài vở. Năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, khả năng tự chủ và tự học cũng được nâng lên.

Còn thầy giáo Dương Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (TP. Huế ) thì nhìn nhận từ góc độ quản lý khá lạc quan khi cho rằng, các em của trường đã đạt được phẩm chất và năng lực theo chương trình mới. Nhà trường mừng vì kết quả kiểm tra cuối năm các em tự tin và nắm vững kiến thức. Phẩm chất và năng lực có sự phát triển cao hơn đối với chương trình GDPT cũ.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Return to top