ClockThứ Bảy, 20/01/2024 03:50

Triển khai đề án "Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục mầm non"

TTH.VN - Ngày 19/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, giai đoạn 2023 -2028.

Lan tỏa nghệ thuật bài chòi vào trường họcXây dựng trường mầm non hạnh phúc“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

 Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục mầm non để bồi dưỡng cho trẻ lòng tự hào về con người Huế và bản sắc văn hóa Huế

Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tháng 10/2023. Việc tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục mầm non thông qua các hoạt động giáo dục ở các lĩnh vực: Phát triển thể chất, ngôn ngữ, khám phá xã hội, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Điều này sẽ giúp trẻ sớm được bồi dưỡng khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp trong văn hóa địa phương, lòng tự hào về con người Huế và bản sắc văn hóa Huế. Từ đó, hình thành cho trẻ hành vi đạo đức phù hợp với giá trị văn hóa cội nguồn của địa phương mình.

Theo đề án, giai đoạn 2023 - 2025, xây dựng nguồn tài liệu giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ em mầm non, tổ chức thẩm định nội dung tài liệu, in ấn tài liệu, tập huấn năng lực tích hợp giáo dục văn hóa địa phương cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Giai đoạn 2026-2028, tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên mầm non; tổ chức tham quan trải nghiệm nâng cao năng lực tích hợp giáo dục văn hóa địa phương cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non chưa đạt yêu cầu thông qua các hội thi trực tuyến; tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm sau 2 năm thực hiện đề án. Giai đoạn tiếp theo sẽ thực hiện thường xuyên nhiệm vụ đưa giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục mầm non.

Việc tổ chức biên soạn, sưu tầm các tài liệu văn hóa địa phương theo đúng quy định Luật Di sản (2013), phù hợp mục tiêu giáo dục trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng độ tuổi được quy định tại chương trình giáo dục mầm non. Hình thức tài liệu, học liệu là tranh ảnh, tuyển tập thơ, chuyện, bài hát, dân ca, ca dao; những đồ vật, đồ chơi có nội dung giáo dục văn hóa địa phương được làm từ những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, như: đất sét, mây, tre, lá…; những phim ngắn, sản phẩm 3D chuyển thể từ các tác phẩm văn học, âm nhạc, mỹ thuật, những trò chơi dân gian hay các điệu múa truyền thống…

Đề án cũng thực hiện xây dựng môi trường giáo dục mang đậm bản sắc văn hóa địa phương trong các cơ sở giáo dục mầm non; nâng cao nhận thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ em về giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ; huy động các nguồn lực tham gia giáo dục văn hóa địa phương trong nhà trường…

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top