ClockThứ Sáu, 04/06/2021 14:31

Triết lý giáo dục cho Genz Huế

Lập trình stem robotics. (Ảnh chụp trước khi tái bùng phát dịch COVID-19)

Thế hệ Z ( Generation Z) gọi tắt là GenZ để chỉ những người được sinh ra trong giai đoạn từ 1997 – 2015, thời điểm mà internet đã phổ biến trên toàn cầu. GenZ được đánh giá có khả năng học tập tốt hơn hẳn so với các thế hệ khác do được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu từ rất sớm, đặc biệt là trong việc học ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, do được đào tạo trong môi trường năng động, cái mới được khuyến khích nên GenZ có tư duy cởi mở, sáng tạo. Thế hệ này cũng có năng lực tự học cao, kết hợp với khả năng tư duy chủ động nên có thể thiết kế ra những nội dung chất lượng, độc đáo. Điều này giúp genZ có thể dễ dàng hội nhập với những xu hướng phát triển của thị trường lao động toàn cầu, nơi các phương thức lao động tay chân hay làm việc theo yêu cầu đang dần được máy móc và trí tuệ nhân tạo thực hiện hoàn toàn.

Thay vào đó, kỹ năng sáng tạo được đặc biệt đề cao nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực. So với các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay ngay bên cạnh là Đà Nẵng, hệ thống trường học các cấp từ mầm non lên đến đại học của Huế được đánh giá khá cao về mặt chất lượng đào tạo cũng như môi trường học tập. Tuy vậy mặt bằng nhìn chung, ngoài thế mạnh về sức học thì các khía cạnh khác như các phong trào thể thao văn nghệ, hoạt động đội nhóm và đặc biệt là lĩnh vực sáng tạo sáng kiến, học sinh sinh viên Huế chưa tạo được dấu ấn so với các đô thị lớn.

Trong một hội thảo về các xu hướng marketing trong kỷ nguyên số dành cho sinh viên được tổ chức đầu năm 2021 tại Huế, các diễn giả là các chuyên gia và doanh nhân đến từ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh khá bất ngờ khi số lượng cử tọa đặt câu hỏi để trao đổi và chất vấn rất lác đác. Điều này cũng thường được bắt gặp trong các giảng đường đại học hay ở bậc phổ thông. Tức là, sinh viên, học sinh Huế có tiếng chăm học nhưng tư duy chủ động và năng lực trình bày ý kiến cũng như khả năng phản biện còn hạn chế.

Học về chiến thắng Bạch Đằng với dự án sa bàn

Cô Nguyễn Ngọc Hạnh My, giảng viên ngành Quan hệ công chúng có kinh nghiệm làm việc với cả sinh viên Huế và sinh viên TP. HCM cho biết: “So với các bạn miền Nam, sinh viên của các trường ở Huế có phần rụt rè hơn và cũng ngại thể hiện quan điểm cá nhân hơn. Khả năng đảm đương các dự án so với sinh viên quốc tế thì còn cả một khoảng cách”. Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên Bigdata đòi hỏi nguồn nhân lực có khả năng hội nhập và năng lực cạnh tranh thực sự chứ không chỉ là những điểm số đỏ chói trong những bài kiểm tra cuối khóa.

Ý thức được điều này, nhiều phụ huynh ở Huế bắt đầu chú trọng rèn luyện kỹ năng tư duy chủ động cũng như tìm những phương pháp và môi trường học tập tiến tiến nhằm nâng cao khả năng hội nhập cho con. Bởi vì bồi dưỡng và rèn luyện học sinh trở thành những cá nhân độc lập, có năng lực tự chịu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng cũng quan trọng không kém so với việc học giỏi các môn văn hóa.

Xu hướng giáo dục nhân bản đang được ủng hộ hiện nay là chú trọng phát triển con người về chất, nuôi dưỡng lòng yêu thương, sự tự tin để từ đó tạo sự công bằng về cơ hội phát triển cho con trẻ.

Điểm nổi bật của triết lý giáo dục này là phương pháp cá nhân hóa lộ trình học tập. Ở đó đặc điểm tính cách và năng lực học tập của từng học sinh được xem xét, đánh giá một cách khoa học và nhân văn làm cơ sở để xây dựng lộ trình học tập riêng cho từng em. Mục tiêu là đảm bảo sự hứng thú và tư tin trong học tập, phát huy tối đa tiềm năng bản thân.

Mô hình dạy và học của Trường Song ngữ Quốc tế UK Academy Huế là một ví dụ có thể tham khảo. Như kỹ năng tiếng Anh, chìa khóa cánh cửa mở ra thế giới tuy được đầu tư từ sớm, nhưng vẫn còn là một “nỗi đau” của nhiều học sinh. Tại UK Academy Huế, môn tiếng Anh không được dạy như một ngoại ngữ thông thường mà được xem là ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ (ESL - English as Second Language). Các em học sinh từ mầm non đến trung học được linh hoạt áp dụng các phương pháp riêng phù hợp với tố chất từng em nhằm đảm bảo khả năng giao tiếp và học tập bằng tiếng Anh. ESL cho phép học sinh UK Academy Huế làm chủ bốn kỹ năng tiếng Anh theo chuẩn Cambriges: nghe chủ động, nói tự tin, đọc tư duy và viết sáng tạo.

Cô Hoàng Thị Kiều Dung, Phó Hiệu trưởng, phụ trách nhà trường chia sẻ: “Mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao để các em học sinh của Huế có thể bắt nhịp với xu hướng giáo dục hiện đại, hội nhập với dòng chảy thế giới. Chúng tôi muốn kiến tạo một môi trường học tập không chỉ giúp các em giỏi về học vấn mà còn có trái tim yêu thương, lối sống lành mạnh và tư duy chủ động để sẵn sàng đương đầu với những thách thức của thời đại.”

Cánh cửa bước ra thế giới đang ở ngay trước mặt. Mở được cánh cửa đó để hội nhập cùng bạn bè quốc tế hay không phụ thuộc vào lộ trình học tập mà học sinh được thụ hưởng. Giáo dục và đào tạo học sinh Huế trở thành những GenZ thực thụ là định hướng tất yếu cho mỗi gia đình nói riêng và cả xã hội nói chung…

Đinh Khắc Quỳnh Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

Return to top