ClockThứ Sáu, 16/10/2020 15:58

Trường đại học Sư phạm & top 3 trọng điểm

TTH - Trở thành một trong 3 trường đại học (ĐH) sư phạm trọng điểm của cả nước, góp phần xây dựng ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia là mục tiêu phấn đấu của Trường ĐH Sư phạm (ĐHSP), ĐH Huế.

Sinh viên Đại học Huế học tập trung từ 21/9Dự kiến tổ chức 3 đợt tiếp nhận lưu học sinh Lào trở lại nhập học43 thí sinh được xét tuyển thẳng vào các ngành đào tạo của ĐH Huế

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế chú trọng đào tạo chất lượng cho người học

Khẳng định thương hiệu giáo dục

Thành lập từ năm 1957, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế ban đầu chỉ là một phân khoa thuộc Viện ĐH Huế. Năm 1976, trường chính thức thành lập và từ ngày 4/4/1994, trở thành trường thành viên của ĐH Huế. Giai đoạn 2015 - 2020, trường tiếp tục duy trì ổn định và phát triển, có nhiều đổi mới trong đào tạo và sinh viên, khoa học công nghệ, hợp tác đối ngoại, phục vụ cộng đồng, bảo đảm và kiểm định chất lượng mang lại kết quả tốt.

Thực hiện Nghị quyết số 15 - NQ/ĐU ngày 27/7/2016 của Đảng uỷ ĐH Huế về định hướng đổi mới công tác cán bộ trong xu thế hội nhập và phát triển, giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ Trường ĐHSP lãnh đạo làm tốt công tác tổ chức cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên nâng cao rõ rệt, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt trên 56%, trong đó có 22,2% là giáo sư, phó giáo sư.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu cũng tích cực triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với các định hướng: đổi mới mô hình và chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng hệ thống trường thực hành; tập trung đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; mở các mã ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Trường hoàn thành việc xây dựng chương trình khung và đề cương chi tiết của 27 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ. Từ năm 2016 đến nay, trường tuyển được 1.878 học viên; có 1.581 học viên và 39 nghiên cứu sinh được công nhận tốt nghiệp.

Giai đoạn 2015 - 2020, cán bộ và giảng viên nhà trường triển khai 14 nhiệm vụ nghiên cứu và đề tài khoa học công nghệ cơ bản cấp Nhà nước, 30 đề tài cấp Bộ và cấp Bộ trọng điểm, 60 đề tài cấp cơ sở ĐH Huế, 173 đề tài cấp trường. Từ năm 2015 đến năm 2019, cán bộ giảng viên của trường công bố 664 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế và kỷ yếu hội nghị khoa học Quốc tế có uy tín, gần 1.000 bài trên các tạp chí và hội thảo khoa học trong nước. Đặc biệt, có 241 bài thuộc danh mục ISI, 30 bài thuộc danh mục Scopus cùng hàng trăm bài trên các tạp chí khoa học khác.

Phấn đấu lọt vào top 3

Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ XV xác định mục tiêu chung trong giai đoạn 2020 - 2025 là phát huy mọi nguồn lực, chủ động tạo và tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi thách thức, đưa Trường ĐHSP trở thành một trong ba trường sư phạm trọng điểm quốc gia, góp phần xây dựng ĐH Huế thành ĐH Quốc gia.

Trong bối cảnh trong giáo dục ĐH nói chung và giữa các trường sư phạm nói riêng ngày càng cạnh tranh gay gắt; những khó khăn trong tìm kiếm việc làm khiến ngành sư phạm ngày càng kém hấp dẫn đối với thí sinh, Đảng bộ Trường ĐHSP xác định là sắp xếp, tổ chức lại bộ máy tổ chức, nhân sự; phát huy tiềm năng, lợi thế của đội ngũ viên chức có trình độ cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kết hợp chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm...

Trong số các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra phấn đấu đến năm 2025 của Trường ĐHSP, ĐH Huế là có 38 ngành đào tạo trình độ ĐH, 32 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 19 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; quy mô đào tạo đạt trên 6.500 sinh viên chính quy; 3.500 sinh viên không chính quy, 1.000 học viên cao học, 80 nghiên cứu sinh, 100% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có trên 65% có trình độ tiến sĩ, 25% có chức danh giáo sư, phó giáo sư…

Hình ảnh giáo viên tài năng, tận tâm và yêu nghê ̀- sản phẩm đào tạo của Trường ĐHSP, ĐH Huế đã trở nên quen thuộc ở mọi miền đất nước. Đó cũng là niềm tin để Trường ĐHSP, ĐH Huế hy vọng và xứng đáng trở thành một trong ba trường sư phạm trọng điểm quốc gia trong tương lai gần.

Bài, ảnh: ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững

TIN MỚI

Return to top