ClockThứ Năm, 24/03/2022 13:30

Xây dựng Trường THPT chuyên Quốc học Huế sớm trở thành trường hàng đầu Quốc gia

TTH.VN - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như trên khi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo; Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường THPT chuyên Quốc học Huế sáng 24/3 về Đề án phát triển của trường giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phòng học thông minhTuyên dương học sinh đoạt giải Ba Cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"Phan Lê Thúc Bảo đại diện Trường chuyên Quốc Học Huế tham dự "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 22Phát triển Viện Công nghệ Sinh học - Đại học Huế xứng tầm là một trong 3 viện lớn của Quốc gia

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ trò chuyện với đội ngũ lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường THPT chuyên Quốc học Huế 

Đây là một trong những mục tiêu để thực hiện Nghị quyết 05 –NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị để đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Không chỉ mũi nhọn mà phải toàn diện

Đề án phát triển Trường THPT chuyên Quốc học Huế giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ, tuy có nhiều tiến bộ trong thành tích mũi nhọn, nhưng chất lượng đào tạo mũi nhọn của trường vẫn chưa thực sự bền vững. Thành tích của trường vẫn chưa sánh bằng các trường lớn của Việt Nam như: Trường THPT chuyên Amsterdam Hà Nội; Trường THPT chuyên Trần Phú Hải Phòng; Trường THPT chuyên Phan Bội Châu Nghệ An…

Mục tiêu đặt ra là, xây dựng và phát triển Trường THPT chuyên Quốc Học Huế trở thành cơ sở giáo dục có chất lượng cao hàng đầu của giáo dục THPT Việt Nam, có sức thu hút trên toàn quốc và hội nhập quốc tế; đội ngũ giáo viên xuất sắc về chuyên môn, tốt về đạo đức nghề nghiệp; chất lượng đầu ra học sinh có tri thức tốt, nhân cách tốt, phát huy được các năng khiếu của bản thân về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các kỹ năng khác; có năng lực ngoại ngữ, khả năng hội nhập và kỹ năng tổ chức, lãnh đạo cao; đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Ông Nguyễn Phú Thọ, Bí thư Đảng ủy, Hiệu Trưởng trường THPT chuyên Quốc học Huế cho biết, đề án phân ra từng giai đoạn để thực hiện với những nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể liên quan đến phát triển hoạt động dạy – học; phát triển đội ngũ; cơ sở vật chất; hợp tác, đối ngoại, xã hội; phát triển trường trở thành một điểm du lịch giáo dục… Giai đoạn 2022 – 2025, Trường THPT chuyên Quốc học Huế vào top 5 và 2025 - 2030 thuộc top 3 trường có thành tích mũi nhọn (giải quốc gia, quốc tế) cao nhất toàn quốc. Quan điểm của trường chuyên không chỉ là mũi nhọn mà phải toàn diện.

Một số ý kiến tại buổi làm việc cho rằng, cần bồi dưỡng thêm năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên của trường; có sự chăm lo đội ngũ để giáo viên luôn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân đối với việc dạy và học. Đầy đủ cơ sở vật chất là điều kiện thuận lợi để trường phát triển hơn; giúp các em học sinh phát triển năng lực, trí tuệ và kỹ năng sống; tạo ra những học sinh ưu tú nhất cho tỉnh nhà…

“Thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy, đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu 17 chương trình, đề án, chương trình hành động của UBND tỉnh để thực hiện đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh; tập trung đổi mới chương trình sách giáo khoa… nên tiến độ thực hiện một số đề án chậm so với kế hoạch đề ra”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo – Nguyễn Tân thông tin thêm.  

Đối sánh để đề ra các giải pháp nỗ lực

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thêm một lần nữa khẳng định với đội ngũ lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo là, Trường THPT chuyên Quốc học Huế có bề dày truyền thống gắn liền với sự phát triển của tỉnh. Vì vậy, mục tiêu xuyên suốt của Nghị quyết 05 Tỉnh ủy là, xây dựng Trường THPT chuyên Quốc học Huế sớm trở thành trường chuyên hàng đầu của Quốc gia.

Ông Nguyễn Phú Thọ, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc học Huế cho biết, quan điểm của trường chuyên không chỉ là mũi nhọn mà phải toàn diện

“Không dễ gì một trường THPT được đưa vào Kết luận của Bộ Chính trị để phát triển. Qua đó, để thấy rằng, trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và đội ngũ giáo viên, học sinh của Trường THPT chuyên Quốc học Huế rất lớn. Do vậy, cần phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hành động hơn nữa, với những mục tiêu cụ thể để từng bước thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ kỳ vọng, Trường THPT chuyên Quốc học Huế trở thành và xứng tầm là trường chuyên hàng đầu của Quốc gia không chỉ là mong mỏi, kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh, của cán bộ, đảng viên mà còn cả các tầng lớp Nhân dân. Cần so sánh những lợi thế nổi trội, cơ chế đặc thù so với các trường chuyên khác trong cả nước để đề ra các giải pháp thực hiện hiệu quả. Cơ ngơi, lợi thế của trường là điều kiện rất thuận lợi để sớm trở thành trường chuyên đạt chuẩn Quốc gia; trong đó, lưu ý đến các thiết chế phát triển toàn diện cho các em học sinh, kể cả đội ngũ giáo viên.

Với vai trò của mình, trường cần tiếp tục nâng cao chất lượng, có thầy giỏi, trò mới giỏi; cần nghiên cứu qua nhiều kênh để lựa chọn đội ngũ giáo viên của trường chính từ các em sinh viên ở các trường đại học; tập trung đào tạo đội ngũ các em học sinh giỏi toàn diện cả chuyên môn, kỹ năng, năng khiếu, phải là người công dân tốt của Huế, gương mẫu, kiểu mẫu của trường. Làm sao để phát huy thế mạnh là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 Bộ Chính trị.

Những đề xuất liên quan đến đối ngoại, giao lưu quốc tế với các trường trong hệ thống ASEAN; cơ sở vật chất trong dạy và học; huy động nguồn lực đầu tư các thiết chế… đều được Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thống nhất, phân tích, làm rõ thêm để tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Mục tiêu cao nhất là, xây dựng Trường THPT chuyên Quốc học Huế sớm trở thành trường chuyên hàng đầu của Quốc gia.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.

Sửa Luật Đầu tư công Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

TIN MỚI

Return to top