ClockThứ Hai, 24/12/2018 15:00

Tự hào ngôi trường được mang tên Nguyễn Chí Diểu

TTH.VN - Mang tên người chiến sĩ cộng sản kiên trung, Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (TP. Huế) vừa quan tâm giáo dục truyền thống, vừa ươm mầm những tài năng.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu“Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạngLãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng nhớ nhà cách mạng Nguyễn Chí DiểuDấu ấn sâu đậm trong phong trào cách mạng“Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi”

Học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu tham gia thi Rung chuông vàng tìm hiểu về lịch sử nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908- 2018)

Giáo dục truyền thống

Thầy Nguyễn Mạnh Tiến, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Diểu tự hào: “Trường THCS Nguyễn Chí Diểu được thành lập năm 1979, trên cơ sở kế thừa truyền thống của Trường trung học kháng chiến Nguyễn Chí Diểu - ngôi trường đầu tiên của chính quyền cách mạng, được thành lập vào năm 1949, theo Quyết định của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Thừa Thiên. Hiện nay, trường thuộc loại hạng I”. 

Trong những buổi tham gia sinh hoạt tại phòng truyền thống của nhà trường, những câu chuyện về thân thế, sự nghiệp cách mạng hào hùng của nhà cách mạng Nguyễn Chí Diểu khiến học sinh xúc động. Em An Nhiên, học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Chí Diểu chia sẻ: “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu  một chiến sĩ cộng sản giàu ý chí, nghị lực; một nhà cách mạng năng động, sáng tạo; là người đã có những đóng góp to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đầu vô cùng khó khăn, gian khổ. Và càng tự hào hơn, khi em được học dưới mái trường mang tên nhà cách mạng ấy”.

Những buổi học hay chương trình sinh hoạt truyền thống được Trường THCS Nguyễn Chí Diểu tổ chức thường xuyên. Ngoài ra, vào tiết chào cờ, Ban phụ trách Đội đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền cho học sinh toàn trường về tiểu sử cũng như cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Đó vừa là cách giáo dục truyền thống, vừa vun đắp lý tưởng và tinh thần phấn đấu học tập cho các em học sinh.

Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu mới đây, Trường THCS Nguyễn Chí Diểu đã phối hp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức hội thi "Rung chuông vàng" với chủ đ “Hành trình về nguồn” tại Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu ở thôn Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Các phần thi với nhiều kiến thức bổ ích đã giúp học sinh hiểu thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Chí Diểu từ buổi ban đầu cho đến khi giữ các cương vị quan trọng mà Đảng giao phó. Ngoài ra, phần quảng diễn các công đoạn làm hoa giấy của các nghệ nhân thôn Thanh Tiên đem lại sự háo hức và mê say cho học sinh, khiến các em thêm tin yêu, trân trọng quê hương của danh nhân lịch sử, các giá trị văn hóa của dân tộc.

Gieo hạt mới

Mỗi năm học qua đi, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Chí Diểu lại bước vào một mùa gieo hạt mới. Phát huy  truyền thống tốt đẹp của mái trường trung học kháng chiến năm xưa, trường đã đem về những thành tích đángtự hào: Nhiều năm liền được UBND tỉnh công nhận trường tiên tiến xuất sắc, Liên đội Thiếu niên Tiền phong của trường liên tục được công nhận là liên đội mạnh cấp Trung ương. Riêng năm học 2016- 2017, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối THCS của tỉnh.

Trong năm học 2017 - 2018, tỷ lệ học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu đạt học lực khá, giỏi chiếm 78%; toàn đoàn học sinh giỏi khối 8 và 9 đạt giải nhất thành phố, trong đó có 28 giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và 135 giải cấp thành phố; thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trong học sinh đạt 1 giải nhì và 1 giải ba cấp tỉnh, có 1 đề tài được chọn dự thi cấp quốc gia

Nói về “bí quyết” để nhà trường giữ và nâng cao chất lượng đào tạo, thầy Nguyễn Mạnh Tiến khẳng định: “Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi. Vì vậy, nhà trường luôn tạo điều kiện và cơ hội để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để công tác giảng dạy đạt hiệu quả ngày càng cao hơn".

Ngoài truyền thụ kiến thức văn hoá cho học sinh, các thầy, cô giáo còn chú trọng vào việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lối sống, nếp sống văn minh đô thị cho học sinh bằng nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, các phong trào Đoàn, Đội có ý nghĩa và hoạt động trại hè quốc tế tại Thái Lan.

Em Minh Nhật, học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Chí Diểu bày tỏ: “Những bài giảng trên ghế nhà trường hôm nay là hành trang tương lai cho chúng em trên hành trình chinh phục tri thức. Trong hành trang của mỗi học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu còn có niềm tự hào về mái trường mang tên người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế anh hùng”.

 Bài, ảnh: Phước Ly

 

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Không gian Gốm tự hào mang gốm sứ gắn kết chương trình ‘Cùng nhau giữ nước’"

Không Gian Gốm Bát Tràng tự hào là một trong những địa chỉ uy tín, chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ đa dạng và chất lượng tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn, bài trí không gian thờ cúng và không gian sân vườn, tạo nên sự hài hòa và ấm cúng cho ngôi nhà của bạn.

Không gian Gốm tự hào mang gốm sứ gắn kết chương trình ‘Cùng nhau giữ nước’
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục
Tự hào khi hát Quốc ca

Quốc ca là bài hát chính thức của Quốc gia trong các nghi lễ trọng thể, thể hiện khát vọng và ý chí hào hùng của dân tộc. Hát Quốc ca không chỉ là niềm tự hào, mà thể hiện lòng yêu nước của mỗi cá nhân.

Tự hào khi hát Quốc ca
55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA BÁC HỒ (9/1969 - 9/2024)
Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Năm 2024, tròn 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Đây là văn kiện vô giá, là “kim chỉ nam” cho dân tộc Việt Nam trên con đường đi tới để thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Hào khí Cách mạng tháng Tám ở Huế trong thơ Tố Hữu

Ngay từ đầu năm 1945, khi cách mạng Việt Nam đứng trước thời cơ thuận lợi, chiến tranh Thế giới thứ hai đi vào giai đoạn kết thúc, nhà thơ đã tiên đoán vận hội mới cho dân tộc Việt Nam sẽ được mở ra qua bài thơ Xuân đến...

Hào khí Cách mạng tháng Tám ở Huế trong thơ Tố Hữu
Return to top