ClockThứ Hai, 15/04/2024 05:47

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

TTH - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Khi lịch sử trở thành môn học bắt buộcĐề thi có tính phân loại cao

 Học sinh Trường THPT Hương Thủy trong giờ ôn tập. Ảnh: Quang Phúc

Mới đây, Bộ GDĐT cũng đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006, vì vậy đề thi tốt nghiệp THPT về cơ bản vẫn giữ ổn định cấu trúc như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Tuy nhiên, để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới nên trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tế cuộc sống, từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối với các môn khoa học xã hội (KHXH), qua phân tích đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp năm nay của Bộ GDĐT, các thầy cô giáo giảng dạy cũng đã khẳng định đề tham khảo năm nay về cơ bản nội dung vẫn đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006 nhưng có độ phân hóa cao hơn, đặc biệt là các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao. Vì vậy, để ôn tập cho học sinh có hiệu quả cao, các thầy cô giáo cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đồng thời giúp học sinh nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế cuộc sống.

Đối với môn lịch sử, học sinh không nên học thuộc máy móc hoặc chờ đến ngày gần thi mới học, lượng kiến thức lớn sẽ gây tâm lý hoang mang, lo lắng, nhiều em bỏ mặc và trông chờ vào vận may. Vì vậy, các em cần ôn tập sớm, nên ôn tập bằng cách tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc nhớ kiến thức cơ bản bằng những từ khóa, tăng cường luyện đề thi. Trong quá trình làm đề, các em cần chú ý đến các “từ khóa” trong câu hỏi, chú ý đọc đề, phân tích kỹ đề và đáp án. Đối với những câu hỏi không làm được hoặc làm sai, các em cần xem lại chuẩn kiến thức này hoặc trao đổi với bạn bè, thầy cô để hiểu rõ hơn.

Đối với môn địa lý cũng vậy, đề tham khảo năm nay cũng không có nhiều điểm mới. Cô Hoàng Nữ Hảo Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học cho biết: “Đề tham khảo môn địa lý năm nay không có gì mới: Cấu trúc đề có 15 câu Atlat, 5 câu vận dụng và 5 câu vận dụng cao, còn lại là hiểu và nhận biết”. Về cách ôn tập môn địa lý, cô Tâm chia sẻ: “Học đến đâu, ôn đến đấy, nên hình thành sơ đồ tư duy để học; rèn luyện cách đọc Atlat nhanh và tìm kiếm kiến thức, phân tích số liệu từ Atlat; có kỹ năng nhận diện các dạng biểu đồ phù hợp với bảng số liệu, vẽ - phân tích biểu đồ, tính toán và phân tích bảng số liệu; ghi nhớ những số liệu cơ bản. Nên trao đổi với bạn để nhớ kiến thức được lâu hơn”.

Đối với môn giáo dục công dân (GDCD), đề tham khảo khá hay, mức độ phân hóa tương đối cao so với đề thi tốt nghiệp chính thức các năm trước. Đề có 4 câu hỏi (10%) kiến thức lớp 11, còn lại là kiến thức lớp 12. Một số câu hỏi ở mức độ nhận biết và hiểu nhưng đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức mới có thể làm đúng. Có 1 câu hỏi mức độ hiểu và 1 câu hỏi mức độ vận dụng cao có dạng khác so với đề thi các năm trước, độ khó cao hơn. Một nội dung cần lưu ý là để xây dựng đề thi tiệm cận theo định hướng đánh giá năng lực người học, giúp đánh giá được năng lực thí sinh một cách công bằng và chính xác nên đề thi tham khảo các môn KHXH có những câu hỏi nhằm giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, có độ phân hóa cao, đặc biệt là những câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Đây là một trong những dạng câu hỏi tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, khi ôn tập, ngoài việc yêu cầu học sinh nắm chắc chuẩn kiến thức, kỹ năng, hệ thống hóa bài học ngắn gọn dễ nhớ, dễ hiểu, hình thành kỹ năng giải quyết tình huống thực tế, thầy cô dạy môn GDCD cần lưu ý hướng dẫn thêm cho học sinh cách làm bài theo dạng mới này.

Thời gian thi tốt nghiệp THPT đã cận kề, ôn tập trong khoảng thời gian nước rút là rất quan trọng. Có kế hoạch ôn tập, có phương pháp ôn tập sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, tự tin bước vào kỳ thi và đạt kết quả như mong đợi.

Nguyễn Thị Hoa Phượng
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Tổ chức bộ máy tinh gọn, nhưng phải hiệu quả

Qua đợt giám sát liên quan đến “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) giai đoạn 2018 - 2023” của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, nhiều khó khăn, hạn chế đã được chỉ rõ.

Tổ chức bộ máy tinh gọn, nhưng phải hiệu quả

TIN MỚI

Return to top