ClockThứ Hai, 04/03/2019 13:57

Làm quen với đề thi

TTH - Cũng giống như năm trước, năm 2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tổ chức một kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT và là căn cứ xét tuyển đại học. Khác biệt căn bản là cơ cấu xét tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 sẽ gồm 70% từ điểm thi (năm 2018 là 50%) và 30% điểm trung bình năm học lớp 12 và điểm ưu tiên (nếu có). Sự khác biệt này cho thấy vị trí quan trọng của bài thi tốt nghiệp.

Những thay đổi mới nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019Ngày thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019 dự kiến

Học sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Dù chỉ là một trong nhiều phương cách, nhưng việc dùng kết quả bài thi THPT quốc gia vẫn là sự chọn lựa chính của các trường đại học trong việc xét tuyển năm nay và nhiều năm sau đó. Để giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt, sau khi công bố phương án thi THPT Quốc gia 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra đề tham khảo để thí sinh có định hướng ôn tập.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 vẫn gồm năm bài thi: toán, ngữ văn, ngoại ngữ (6 môn thi thành phần), bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học), và Khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân). Ngữ văn là bài thi tự luận duy nhất với thời gian làm bài 120 phút. Bài thi toán gồm 50 câu, thí sinh làm trong 90 phút; bài ngoại ngữ gồm 50 câu trong 60 phút. Với hai bài tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đề thi mỗi môn thành phần gồm 40 câu, làm trong 50 phút.

Việc tổ chức thi thử mà các trường THPT chuẩn bị bắt đầu tiến hành trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết. Nó giúp cho học sinh nắm bắt khá cơ bản kiến thức và tiếp xúc với đề thi cùng không khí thi cử sắp tới. Với tính chất đó, để đạt được hiệu quả cao như mong muốn, việc tổ chức “thi thử’ ở các trường phải dựa trên nguyên tắc “thử mà như thật”, từ nội dung bài thi, các tổ chức không gian thi, áp dụng và thực hiện các quy định thi chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Các trường THPT chỉ tổ chức được vài kỳ thi thử trước khi bước vào thi thật, trong khi mỗi một thí sinh đều cần nhiều hơn thế. Bởi vậy, bên cạnh việc thi thử do các trường tổ chức, từ nay đến khi kỳ thi diễn ra, các nhóm học và mỗi học sinh cần tổ chức cho riêng mình những "không gian thi thử", với bài thi tương đồng với kỳ thi chính thức, có sự khống chế về mặt thời gian và sự tự do đi lại … nhằm từng bước hòa thiện kỹ năng thi cử của riêng mình.

Kinh nghiệm từ nhiều năm trước cho thấy, nhiều học sinh đã đánh mất sự tự tin và năng lực của mình bởi sự thiếu hiểu biết về nội quy thi cử được thể hiện thông qua các bài thi. Trong nhiều trường hợp, đó là cái giá phải trả cả một cuộc đời. Bởi vậy, phương châm đặt ra ở đây, cần luôn được tuân thủ là cẩn thận mấy cũng không thừa. Suy cho cùng, kỹ năng làm bài chỉ là sự hỗ trợ cần thiết. Vấn đề cơ bản của các học sinh khi bước vào kỳ thi vẫn là sức học và kiến thức.

Nội dung đề thi năm nay nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh. Thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ. Mỗi học sinh cần nắm rõ điều đó để có cách học và ôn tập phù hợp nhằm đạt được mục đích đặt ra trong kỳ thi.

Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thu hút người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có trên 20.100 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Tuy cao hơn gần 2.000 người so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với chỉ tiêu giao của BHXH Việt Nam thì vẫn còn thấp nên BHXH tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng số người tham gia.

Tiếp tục thu hút người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top