ClockThứ Sáu, 18/02/2022 14:15

Thời của thi đánh giá năng lực trong tuyển sinh đại học

TTH - Trong bối cảnh các trường đại học (ĐH) được chủ động trong việc xét tuyển sinh viên, nhiều trường mạnh dạn mở rộng hình thức và chọn phương án thi đánh giá năng lực (ĐGNL) với mục đích nâng cao chất lượng đầu vào cũng như giúp tuyển sinh đúng người, đúng ngành. Nếu năm 2021 chỉ có 60 trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh, thì năm nay có hơn 80 trường ĐH chia sẻ kết quả kỳ thi này để tuyển sinh và dành phần lớn chỉ tiêu cho nhóm này.

Học sinh cần thích nghiTuyển sinh đại học 2022: Giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả tốt nghiệp THPT

Thí sinh xem số báo danh trước kỳ thi

Em Nguyễn Văn T., học sinh lớp 12 Trường THPT Hai Bà Trưng cho hay, thời gian này, ngoài việc học theo chương trình của học kỳ 2, em dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thêm về đề thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP. HCM. Có định hướng theo học khối D nên từ lớp 10, T. đã tập trung vào các môn xã hội và không quá chú trọng vào các môn tự nhiên. Bởi vậy, khi làm thử đề thi ĐGNL, em gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, học sinh này cho biết, do không còn nhiều thời gian, nên em vẫn cố học và ôn thi theo kiểu truyền thống. Không chỉ riêng T., nỗi sợ “học lệch” liệu có thi được bài thi ĐGNL hay không là câu hỏi chung của nhiều thí sinh.

Theo ý kiến của nhiều sinh viên đạt điểm cao, bí quyết là đừng mất công học tủ, tới lò luyện nếu tham gia kỳ thi ĐGNL. Nắm chắc kiến thức cơ bản, sở hữu kiến thức nền sâu rộng sẽ là lợi thế lớn. Các bài thi đánh giá năng lực/kiểm tra tư duy chủ yếu được xây dựng theo hướng để đánh giá một cách toàn diện năng lực thí sinh chứ không tập trung kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức. Muốn đạt điểm cao với bài thi này, thí sinh cần tích lũy kiến thức nền, chịu khó tìm hiểu các nguồn thông tin qua sách vở, báo đài...

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, thí sinh không nên học lệch, học tủ mà nên tiếp cận học tập theo hướng toàn diện: phương pháp học tập khoa học, có hệ thống; học đều các môn; lập luận, đánh giá, phản biện chứ không chỉ chấp nhận kiến thức. Cách học tập đúng đắn cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, chứ không phải chỉ khi thi mới bắt đầu. Khi kỳ thi đã gần kề, thí sinh không nên "nạp" thêm kiến thức, mà nên hệ thống hóa lại những kiến thức đã có.

Một thí sinh đạt 1.093 điểm bài thi ĐGNL Đại học QG TP. HCM năm 2019 chia sẻ kinh nghiệm: "Không cần học thuộc lòng kiến thức, mà chỉ cần nắm vững kiến thức nền tảng và biết cách vận dụng. Các bạn phải ôn tập tất cả các môn học ở THPT, bởi từng mảng kiến thức đều hữu ích khi làm bài thi ĐGNL. Hãy luôn giữ nhịp độ làm bài, câu nào chắc chắn thì làm ngay, câu nào khó thì cố loại trừ bớt đáp án rồi… đánh lụi".

Bên cạnh đó là cách ghi nhớ khối lượng kiến thức lớn, bao quát nhiều chủ đề và cần lưu ý các câu hỏi toán, tư duy logic. Thực tế cho thấy, các câu hỏi toán của bài kiểm tra tư duy thường phải suy luận vài ba bước mới đến được kết quả. Chính vì vậy, đòi hỏi tư duy logic của các em. Cách ra đề có thể là hơi lạ, nhưng về bản chất thì không nằm ngoài kiến thức trung học phổ thông các em đã được học.

Theo GS.TS. Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, câu hỏi thi ĐGNL hướng tới ĐGNL, từ cơ bản đến hiểu, vận dụng thấp đến cao chứ không phải là bài kiểm tra kiến thức. Do đó, với khởi điểm giống nhau và năng lực, khả năng tư duy của thí sinh sẽ quyết định điểm bài thi. GS. Thảo cũng khẳng định: Những bạn đạt điểm thi ĐGNL cao nhất năm 2021 đều là những thí sinh tự học. Các bạn đó cũng đã có nhiều bài viết chia sẻ trên mạng xã hội và các diễn đàn học thuật về bài thi ĐGNL, về kinh nghiệm tự học, chuẩn bị tâm lý vững vàng trước ngày thi.

Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công tác phòng, chống tham nhũng có bước tiến quan trọng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Công tác phòng, chống tham nhũng có bước tiến quan trọng
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Phú Lộc, A Lưới:
Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 17/12, huyện Phú Lộc khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

TIN MỚI

ngành quan hệ quốc tế Đại học Duy Tân
Return to top