ClockThứ Năm, 09/07/2020 20:48

Xây dựng kho dữ liệu kiến thức cho học sinh trên sóng truyền hình

TTH.VN - Chiều 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo y tổ chức tổng kết công tác dạy học trên sóng truyền hình.

Giáo viên Thừa Thiên Huế “lên sóng” toàn quốcHọc sinh lớp 5 sẽ học trên sóng truyền hình từ ngày 13/4Chương trình học trên sóng truyền hình bắt đầu từ 16/3

Khen thưởng những giáo viên xuất sắc khi dạy trên sóng truyền hình 

Nhằm lựa chọn phương án tổ chức dạy học hiệu quả, phù hợp với điều kiện học sinh nghỉ học phòng tránh dịch bệnh Covid – 19, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT) tổ chức triển khai Kế hoạch dạy học trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12 với sự tham gia của hơn 50 giáo viên đầu ngành thuộc các bộ môn của tỉnh – những thầy cô trực tiếp giảng bài cho học sinh.

Lịch học lớp 12 được bắt đầu phát sóng từ ngày 16/3/2020, lớp 9 từ ngày 23/3/2020 với thời lượng mỗi môn 2 tiết/tuần. Đối với khối 12 tổ chức dạy học 9 môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân (GDCD), tiếng Anh, toán, vật lý, hóa học, Sinh học. Khối 9 tổ chức dạy học 3 môn ngữ văn, toán, tiếng Anh (riêng môn Tiếng Anh có 2 chương trình: hệ 7 năm và hệ 10 năm). Mỗi tiết dạy từ 30-35 phút.

Trong quá trình thực hiện, ngành GD& ĐT đã nghiên cứu những rào cản khó khăn và chủ động xây dựng các phương án khắc phục như việc học sinh không tương tác được với giáo viên qua chương trình dạy học truyền hình, giáo viên ngại khi lên sóng truyền hình, học sinh một số vùng không tiếp được sóng truyền hình TRT… Về hạn chế của sự tương tác, ngành đã yêu cầu tất cả các giáo viên bộ môn của các nhà trường đều tham gia theo dõi bài học qua truyền hình và tổ chức các lớp học trên các phần mềm để trao đổi những thắc mắc của học sinh cũng như bổ sung những nội dung phù hợp với tình hình học sinh trường mình.

Việc tổ chức dạy học truyền hình được tổ chức chặt chẽ, có quy trình từ soạn giảng, tổ chức góp ý bài giảng, thẩm định đến lên sóng và phát sóng cho học sinh học; việc chọn khung giờ, môn học đều được tính toán, cân nhắc một cách hết sức thận trọng, kỹ lưỡng. Việc rút kinh nghiệm sau mỗi buổi phát sóng cũng được lãnh đạo Ngành cùng các thầy, cô trực tiếp giảng dạy thực hiện nghiêm túc. Tin vui cho giáo dục Thừa Thiên Huế khi Bộ GD& ĐT tuyển chọn các bài giảng của thầy cô giáo Thừa Thiên Huế vào chương trình phát sóng dạy học chung cho toàn quốc trên sóng truyền hình quốc gia VTV7 mỗi ngày.

Tin, ảnh: Huế Thu

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
Quảng bá văn hóa vùng đất qua cầu truyền hình Olympia

Tại chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024, hình ảnh của vùng đất văn hóa, vùng đất học Thừa Thiên Huế không chỉ tạo dấu ấn qua chiến thắng của học sinh Võ Quang Phú Đức, mà còn là những hình ảnh được truyền hình trực tiếp tại điểm cầu diễn ra tại Quảng trường Ngọ Môn.

Quảng bá văn hóa vùng đất qua cầu truyền hình Olympia
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

TIN MỚI

Return to top