ClockThứ Hai, 12/10/2020 17:35

Huế như một thành phố nổi

TTH.VN - Cơn bão số 5 có tên gọi Noul tràn qua Huế làm gãy đổ hàng chục ngàn cây xanh, còn chưa dọn dẹp xong thì đợt mưa lũ “đặc biệt lớn” đã tiếp tục dồn đến làm hàng chục ngàn hộ dân bị ngập sâu trong nước.

Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, đến 14 giờ ngày 12/10, toàn tỉnh đã có 4 người chết, 1 người mất tích, 7 người bị thương do mưa lũ.

Hơn 11.600 hộ dân với 35.435 khẩu đã được tản cư do ngập lụt. Riêng thành phố Huế, ước tính hơn 50% số hộ dân bị ngập, cả thành phố giờ đây như thành phố nổi, nhiều tuyến đường đã phải dùng thuyền làm phương tiện di chuyển. Chiều tối 12/10, trời vẫn tiếp tục mưa rất lớn. Mực nước các con sông đều xấp xỉ hoặc vượt mức báo động 3.

Thừa Thiên Huế Online ghi lại một số hình ảnh của đợt mưa lũ này:

Khu vực đảo giao thông ở ngã sáu Hùng Vương-Đống Đa-Hà Nội-Bến Nghé trở thành đảo nổi cho nhiều người đi xe máy tạm vào tránh trú, nghỉ ngơi.

Khu vực đảo giao thông ở ngã sáu Hùng Vương-Đống Đa-Hà Nội-Bến Nghé trở thành đảo nổi cho nhiều người đi xe máy tạm vào tránh trú, nghỉ ngơi

Cây cầu gỗ lim nổi tiếng giờ đây chìm sâu trong nước lũ.

Cây cầu gỗ lim nổi tiếng giờ đây chìm sâu trong nước lũ

Nhiều chủ ô tô ở vùng sâu không di tản kịp, chấp nhận tốn tiền triệu để được cứu hộ.

Nhiều chủ ô tô ở vùng sâu không di tản kịp, chấp nhận tốn tiền triệu để được cứu hộ

Đường Nguyễn Huệ, một trong những tuyến đường trung tâm của Huế, bây giờ đã thành sông .

Đường Nguyễn Huệ, một trong những tuyến đường trung tâm của Huế, bây giờ đã thành sông 

Các cửa hàng, cửa hiệu hoặc đóng cửa, hoặc ngồi ngắm cảnh nước lụt.

Các cửa hàng, cửa hiệu hoặc đóng cửa, hoặc ngồi ngắm cảnh nước lụt

Một cây cổ thụ bị mưa lũ làm ngã đổ, công nhân Trung tâm Công viên cây xanh phải dầm mình trong lũ để cưa cắt, giải phóng.

Một cây cổ thụ bị mưa lũ làm ngã đổ, công nhân Trung tâm Công viên cây xanh phải dầm mình trong lũ để cưa cắt, giải phóng.

Đón khách di chuyển bằng thuyền ở đường Hải Triều.

Đón khách di chuyển bằng thuyền ở đường Hải Triều.

Cũng có người tranh thủ cất vó kiếm cá tôm nhân ngày mưa lũ.

Cũng có người tranh thủ cất vó kiếm cá tôm nhân ngày mưa lũ.

Và cưới xin đã nhỡ định ngày vẫn phải tổ chức.

Và cưới xin đã nhỡ định ngày vẫn phải tổ chức.

                                                                                                                                                                                      Huy Khánh (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Ngày 28/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét

Trong 24 giờ qua (từ 1 giờ ngày 27/11 đến 1 giờ ngày 28/11), khu vực tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cẩm Yên 112,2mm (Hà Tĩnh); Hồ Troóc Trâu 180mm (Quảng Bình); Bạch Mã 159,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Dơn 122,8mm (Quảng Nam); Trà Thanh 121,4mm (Quảng Ngãi); ...

Ngày 28 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, miền bắc trời rét
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Return to top