ClockThứ Sáu, 18/03/2022 14:58

Những giống cây trái mới trên đất Huế

TTH - Gần đây, một số hộ dân nhờ học hỏi được kiến thức khoa học, kỹ thuật trong việc trồng một số giống cây ăn trái mới, đã mua giống rồi cải tạo đất ở những khu đồi hoang hóa, độ dốc lớn ở các vùng đồi như Hương Hồ, hoặc vùng cao Nam Đông.

Các loại cây trái được lựa chọn gồm nhãn tím, ổi nữ hoàng, bầu sao, bưởi xa danh... được mua từ miền Tây hoặc một số nước lân cận. Cũng nhờ cần cù, chịu khó, nhất là áp dụng đúng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, những diện tích trồng cây trái nêu trên ban đầu đã cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Thừa Thiên Huế Cuối tuần kính giới thiệu một số hình ảnh của người nông dân mạnh dạn trồng những loại cây trái mới trên vùng đất hoang hóa ở Nam Đông, Hương Hồ do tác giả Khánh Nhật ghi lại.

Cải tạo đất đồi cạn dinh dưỡng, khô khan nguồn nước

Bổ sung thực dưỡng, nhất là lưu huỳnh để thay đổi chất đất

Nhãn tím Vĩnh Long bén duyên trên đất mới

Chăm sóc từng quả ổi nữ hoàng

Bầu sao miền Tây thích ứng với đất cằn qua cải tạo

Bưởi da xanh nặng cành

Giống cóc Thái đang vào mùa trái vụ

Thích thú với những giống quả lạ mắt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngự y trên đất Huế

Sử sách nhà Nguyễn ghi lại rằng, sau khi lên ngôi vào năm 1802, vua Gia Long đã cho tổ chức ngành y để phục vụ triều đình. Tuy nhiên đến thời Minh Mạng, cơ cấu bộ máy Thái Y viện mới được hoàn chỉnh dần. Việc tuyển chọn nhân sự vào Thái Y viện từ đó cực kỳ chặt chẽ và nghiêm túc.

Ngự y trên đất Huế
Mâm giỗ kiểu Huế trên đất Tây Nguyên

Tôi có bà o theo chồng lên Tây Nguyên lập nghiệp từ những năm 1950, lang thang đây đó rồi dừng lại ở Đạt Lý - Buôn Mê Thuột. Chiến tranh và cơm áo gạo tiền, rồi nối tiếp là những nhọc nhằn của một thời bao cấp khiến o và gia đình biền biệt tin tức nhau suốt mấy chục năm, chẳng biết còn mất, sống chết thế nào.

Mâm giỗ kiểu Huế trên đất Tây Nguyên
Quảng bá di sản Bác Hồ trên đất Huế

Trên địa bàn tỉnh có 4 di tích về Bác Hồ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Việc đẩy mạnh quảng bá có vai trò quan trọng trong hành trình tạo ra sức lan tỏa trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Quảng bá di sản Bác Hồ trên đất Huế
Nghiên cứu văn hóa Phật giáo trên đất Huế

Ngày 19/12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức hội nghị “Tiếp cận nghiên cứu văn hóa Phật giáo trên đất Huế”.

Nghiên cứu văn hóa Phật giáo trên đất Huế
Return to top