ClockThứ Ba, 02/04/2019 08:42

Từ sông Nile nghĩ về sông Hương - bài 1: Giấc mơ Ai Cập

TTH - Khách bay đến Cairo vào một buổi chiều mưa, người Ai Cập ai cũng hớn hở chào đón cơn mưa vàng hiếm hoi rớt vào vùng Bắc Phi, riêng khách thì lúng túng. Biết Cairo lạnh dưới 100C, khách đã chuẩn bị áo ấm rồi, nhưng cầm theo áo mưa để sử dụng ở một quốc gia 90% là sa mạc thì khách không lường nổi.

Ai Cập sắp có thành phố không dùng tiền mặt đầu tiênAi Cập đứng thứ 16 trong danh sách quốc gia an toàn trên thế giới

Tác giả trong chuyến du lịch đến Ai Cập

Du lịch đóng góp nguồn thu lớn

Nếu Việt Nam mình có diện tích 310.060km2 thì Ai Cập lớn tròm trèm gấp ba lần. Nếu dân số Việt Nam tính đến ngày 27/2/2019 là 97.111.404 người, thì cùng thời điểm, dân số Ai Cập nhỉnh hơn một chút 100.560.294 người; đông dân nhất khối Ả Rập. Dù suy thoái kinh tế nhiều năm liền, thế nhưng thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của Ai Cập vẫn đạt 13.526 USD/người, hạng 92 (Việt Nam cùng thời điểm đạt 7.378 USD/người, hạng 124). Ngoạn mục hơn, sau vài năm tụt hạng, năm 2018 Ai Cập đã quay trở lại đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia giàu nhất châu Phi 1.292.745 tỷ USD (nguồn Quỹ tiền tệ quốc tế 2018).

Ai Cập có địa chính trị rất chiến lược, là cầu nối lục địa (eo đất Suez) giữa châu Phi và châu Á. Cầu nối đường thủy (kênh đào Suez) giữa biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương (thông qua Biển Đỏ). Là vùng đất giao thoa xuyên lục địa, văn hóa Ai Cập đa dạng và cởi mở. Đàn ông thì cao to, mày rậm, mắt đen thẳm, râu quai nón. Đàn bà thì mũi cao, mắt to, vóc người tròn, nhưng nhờ cao ráo cho nên ngộ gái.

Ai Cập chiếm một phần sa mạc Sahara và sa mạc Libya. Trong sa mạc thuộc Ai Cập có nhiều ốc đảo. Mỗi ốc đảo là một vùng đất xanh tươi, màu mỡ; cũng là nơi du khách tìm đến để nếm mùi sống hoang dại với gió và cát, với trăng và sao. Đất Ai Cập thì rộng, nhưng chỉ sử dụng được khoảng 10% ở những vùng bám theo sông Nile và biển. Khí hậu Ai Cập đỏng đảnh như gái dậy thì, nóng thì từ 400C đến 500C, lạnh thì từ 100C đến 00C. Đó là chưa nói đến những cơn bão cát của hoang mạc, nó hình thành bất ngờ rồi cuốn tung và phủ bụi tất cả những gì nó đi qua. Chỉ riêng thành phố Biển Đỏ Hurghada có khí hậu ôn hòa, từ 200C đến 300C quanh năm. Một đất nước mưa không thuận, gió không hòa vậy nguồn thu của Ai Cập từ đâu?

Ai Cập hái ra tiền là nhờ có sông Nile, 138 kim tự tháp (tính đến 2008), nhiều đền cổ, dầu, du lịch, vận chuyển đường thủy, nông nghiệp và môi giới kinh doanh. Ai Cập có trữ lượng dầu đứng hàng thứ sáu trong khối Ả Rập. Ai Cập cung cấp khoảng trên 50% sản lượng sợi và vải cotton cho thế giới. Du lịch là nguồn thu quan trọng, du khách thế giới đến Ai Cập đã đóng góp hơn 15% thu nhập quốc dân.

Giao thông Ai Cập rất đa dạng: Máy bay, tàu thủy, xe ngựa, cưỡi ngựa, lạc đà. Hệ thống xe bus có mặt khắp tỉnh thành. Còn xe lửa đã kết nối mọi thành phố từ Aswan đến Alexandria với 5.000km đường ray.

Ai Cập có nhiều trường đại học có truyền thống lâu đời nhất thế giới, trong đó phải kể đến trường Alexandria nổi tiếng trong truyền thuyết. Nơi đây đã đào tạo ra những học giả Hy Lạp xuất chúng như Archimedes và Euclid.

Theo nhà tư vấn giáo dục Ai Cập, ông Sami E. Omara thì, sự pha trộn giữa trí tuệ thông thái cổ xưa và kiến thức hiện đại chính là điểm mạnh của nền giáo dục đại học nước này. Ai Cập có 38 trường đại học, 1.115 trường cao đẳng và nhiều học viện. Hiện nay Ai Cập có khoảng hơn 800.000 sinh viên nước ngoài đang theo học các ngành kỹ thuật hàng hải, kỹ thuật nguyên tử, kỹ thuật y khoa, tài chính đạo Hồi, kỹ thuật thiên văn và khảo cổ học. Hầu như các chương trình giáo dục đại học đều biên soạn bằng tiếng Anh. Tất cả sinh viên tốt nghiệp tại Ai Cập đều có việc làm từ châu Phi và Trung Đông.

Giấc mơ Ai Cập

Từ khi nắm quyền Tổng thống Ai Cập, ông Sissi đã và đang có nhiều đại dự án: Theo hãng NBC News (Mỹ), Ai Cập đã xây dựng một đại đô thị có hệ thống giao thông thông minh, môi trường xanh mát mắt với sức chứa khoảng 7 triệu người, nhằm san sẻ bớt sự quá tải về nhiều mặt của Cairo hiện nay. Nhà nước Ai Cập dự tính sẽ chuyển bộ máy chính phủ về đại đô thị mới trong năm 2019, chỉ sau 4 năm khởi công xây dựng! Năm 2015 chính phủ Ai Cập đã mở kênh đào Suez mới, một nguồn thu chiếm gần 20% ngân sách quốc gia. Không dừng lại ở đó, năm 2018 chính phủ Ai Cập đã công bố khởi động đại dự án năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới tại tỉnh Aswan.

Có vẻ như Ai Cập đang mơ, một giấc mơ không chỉ trở lại thời hoàng kim rực rỡ của quá khứ mà còn là giấc mơ trở thành nước giàu nhất khối Ả Rập ở thì hiện tại. Những gì đã và đang diễn ra ở Ai Cập có thể thấy, Ai Cập còn có giấc mơ cao hơn, xa hơn: Sẽ là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới trong 10 năm tới. Mong cho giấc mơ của người dân Ai Cập trở thành hiện thực.

Tạ Thị Ngọc Thảo

Bài 2:  Gợi ý “nhỏ” cho Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Giấc mơ của nhiều bạn trẻ

Các lớp học và khóa đào tạo MC (Người dẫn chương trình - theo cách gọi tiếng Anh là Master of Ceremonies) dần trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều bạn trẻ.

Giấc mơ của nhiều bạn trẻ
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

A Lưới từ lâu đã gắn liền với hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chăm chỉ làm ăn, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mơ ước về một ngôi nhà kiên cố để tránh bão lũ, bảo vệ gia đình khỏi thiên tai với nhiều người vẫn còn là điều xa vời. Với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng, giấc mơ của nhiều người dân dần trở thành hiện thực.

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo
Return to top