ClockThứ Bảy, 16/05/2020 09:07

Hãy nghĩ về những thương yêu

TTH - Chị có vẻ bức bối lắm. Tôi đọc câu chữ của chị, và nhận ra rằng, có một cái gì đó rất dễ vỡ trong mối quan hệ của anh chị. Không phải vì câu hỏi “già như chị rồi, ly hôn có chướng quá không em?”

Tôi cầm điện thoại, kiểm tra có tin nhắn nào mình chưa trả lời không và trưa ấy, tôi chính thức mất ngủ.

Là chị. Tin nhắn của chị đến từ rất lâu. Vào khoảng giữa sáng. Hôm qua chị có tải lên một hình mấy anh em chụp từ một hội nghị nào đó, cách đây vài năm, trong đó có chồng chị, có tôi và mấy bạn từ các cơ quan khác nữa. Hồn nhiên trả lời, tôi không biết là chị đang có một nghi ngờ, giữa chồng chị và một nhân vật khác, tôi không nhớ tên trong bức ảnh đó.

Chị có vẻ bức bối lắm. Tôi đọc câu chữ của chị, và nhận ra rằng, có một cái gì đó rất dễ vỡ trong mối quan hệ của anh chị. Không phải vì câu hỏi “già như chị rồi, ly hôn có chướng quá không em?” mà từ cách chị đặt và nêu vấn đề. Tôi, thú thật là không biết nhiều về anh, ngoài những điều mà hầu như ai cũng biết, cũng như nếu có ai đó nhắc đến anh, tôi sẽ hình dung ngay được một gương mặt hiền lành; giọng nói từ tốn, hay quan tâm đến người khác và là một người không rượu bia bao giờ.

Chắc chắn là có điều gì đó bất ổn lắm, từ chị. Vì không chỉ một gương mặt trong bức ảnh đó, chị còn gửi tôi nhiều bức ảnh khác mà anh chụp cùng các nhân vật nữ. Có cái chụp chung, có cái chụp riêng. Thiệt tình thì tôi thấy những khung hình đó cũng bình thường, kiểu như anh em đồng nghiệp đi đâu đó, gặp nhau, đứng vô chụp vài kiểu kỷ niệm. Ngay như tôi và những người bạn của mình cũng vậy, khi đứng chung mà thấy ai giơ điện thoại hay máy ảnh lên, là sẽ có ngay vài động tác nhí nhố, hoặc bá cổ bá vai nhau chút chút. Cũng chỉ để vui thôi. Nhưng với chị, tất cả đều có vấn đề; là vấn đề. Ngay cả những đoạn chat của anh với vài người bạn khác phái, mà chị đau đáu “mách” với tôi, hoặc nói thật ra là buộc tôi phải “chịu đựng”, tôi cũng không thấy có vấn đề gì. Chỉ là chuyện người ta hỏi thăm nhau, chúc mừng sinh nhật, hẹn gặp ở quán cà phê để bàn công chuyện. Nó chắc cũng như là cách mà người ta thường làm như những điều bình thường khác.

Tôi biết chị qua anh. Những câu chuyện anh kể về vợ trong những cuộc cà phê khi anh em cùng đi công tác bao giờ cũng về chị. Qua cách anh nói, tôi đã luôn nghĩ về chị như một người giỏi nghề, đam mê công việc và rất mực yêu chồng, thương con. Anh kể có những khi quá bận, chị thường giúp anh thẩm định trước một bước phần việc được giao, rồi hai vợ chồng cùng nhau thảo luận, có khi cũng nảy lửa về một vấn đề nào đó. “Bả giỏi hơn anh đó. Nhiều khi mình tức mà phải chịu thua đó!” là lời của anh. Năm ngoái, chị theo anh đi công tác và tôi đã rất ngưỡng mộ khi nhìn họ.

Vậy mà lúc nãy chị nói, chuyện đã xảy ra từ hồi năm 2017. Quãng đó chị vừa nghỉ hưu. Những âm ỉ theo đó cũng kéo dài và tăng lên theo thời gian, cho đến lúc chị nhắn tin, và chờ đợi tôi hồi âm vì “chị không biết kể cùng ai được”…

Tôi đã nói những điều mình biết và nghĩ về anh, về vợ chồng anh chị. Tôi cũng nói chuyện chị làm em giật mình vì đôi khi tụi em cũng vô tâm vô tư lắm khi chụp ảnh. Tôi nói về cách anh kể về chị, tự hào và thương yêu như thế nào. Tôi cũng đề nghị chị xem những gì đã thấy, chỉ là những cái thuộc về bình thường và mong chị đừng cả nghĩ, và chỉ nên nghĩ về những thương yêu đã có. Phần vì chắc chắn trong cuộc đời này, không ai thương anh bằng chị và không ai thương chị bằng anh…

Không biết rồi chị có bình tâm không, nhưng tôi đã nhìn hình trái tim trong khung cửa zalo mà chị để lại và hy vọng, đó còn hơn cả một lời tạm biệt.

NGUYỄN HÀ CHI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Màu áo lam thương yêu

Cũng đã hàng chục năm nay, tôi có thói quen buổi tối đêm Rằm tháng 7 Âm lịch chở con đi một vòng dạo quanh một số ngôi chùa lớn ở Huế.

Màu áo lam thương yêu
Nghĩ về sản phẩm mỹ nghệ từ sợi dứa dại

Không xa lạ với đồng bào các dân tộc A Lưới là cây dứa dại, mọc nhiều ở rừng sâu. Người Tà Ôi gọi cây dứa dại là A’anh chác, dân tộc Pa Cô gọi là Ân chah, còn người Cơ Tu thì gọi là Clơng.

Nghĩ về sản phẩm mỹ nghệ từ sợi dứa dại
Nghĩ về “giấc mơ Huế”

“Định nghĩa” về “Giấc mơ Huế”, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nói một cách đơn giản thế này: “Giấc mơ Huế không có gì xa vời, đó là hướng đến một xã hội người dân sung túc, một xã hội bình yên và một chính quyền thân thiện”.

Nghĩ về “giấc mơ Huế”
Xuân mới, nghĩ về Việt Nam hùng cường!

Đón Năm Mới 2021, thật vui mừng khi nhìn lại năm 2020 vừa qua, chúng ta đã đi qua biết bao thách thức, khó khăn mà vẫn vững vàng và duy trì được đà thắng lợi liên tục từ nhiều năm trước.

Xuân mới, nghĩ về Việt Nam hùng cường
Nghĩ về người nghèo thành thị

Theo dõi trên các phương tiện truyền thông cũng như trên mạng xã hội, tôi có cảm nhận rằng, có vẻ như người nghèo thành thị ít được nhắc đến!?

Nghĩ về người nghèo thành thị
Return to top