ClockThứ Bảy, 23/09/2023 13:57

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16/6/2023 thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tổng thể Năng lượng Quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2050Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điệnNgày 1/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế xã hội và nhiều nội dung quan trọng khácGiải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2023Tổng Bí thư: Tranh thủ thời cơ, thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023

Đoạn đầu của tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khớp nối với cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN 

Tại Kế hoạch này, Bộ Công Thương giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực, Công nghiệp, Công Thương địa phương, Xuất nhập khẩu, Thương mại điện tử và Kinh tế số, các Vụ: Dầu khí và Than; Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Thị trường trong nước, Kế hoạch - Tài chính xây dựng thể chế hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp, hạ tầng ngành năng lượng, hạ tầng thương mại...

Cùng đó, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công nghiệp, Xuất nhập khẩu, Hóa chất, Thương mại điện tử và Kinh tế số; các Vụ: Dầu khí và Than; Thị trường trong nước, Kế hoạch - Tài chính trong quá trình triển khai Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công thương đến năm 2030, định kỳ rà soát kết quả thực hiện và chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định việc ưu tiên, lựa chọn phát triển với các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới để tiến hành tổ chức triển khai.

Về đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở nâng cao năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới.

Về phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn đất sự phát triển của quốc gia, ngành lựa chọn một số địa bàn, đô thị, vùng có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. 

Đồng thời có cơ chế, chính sách, nguồn lực phù hợp để bảo đảm an sinh xã hội và từng bước phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, góp phần ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Bộ Công Thương cũng giao Cục Công Thương địa phương, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực; các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thị trường trong nước chuẩn bị nội dung tham gia ý kiến hoặc phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo...

Về hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển, sẽ kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng; kết nối hiệu quả với các hành lang kinh tế của khu vực và thế giới, từ đó phát triển các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn.

Các Cục: Công Thương địa phương, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Xuất nhập khẩu, Công nghiệp; các Vụ Kế hoạch - Tài chính. Thị trường trong nước chuẩn bị nội dung có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ trì.

Liên quan đến việc triển khai các dự án quan trọng quốc gia, Bộ Công Thương yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tải tạo, Công nghiệp, Xuất nhập khẩu; các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ, Dầu khí và Than chuẩn bị nội dung có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để tham gia ý kiến và phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ trì trong quá trình triển khai các dự án quan trọng quốc gia.

Bộ Công Thương cũng lưu ý Vụ Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Đầu khí và Than, Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững; các Cục: Công Thương địa phương, Thương mại điện tử và kinh tế số, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực, Công nghiệp, Xuất nhập khẩu chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ; chuẩn bị nội dung phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách.

Các Vụ: Dầu khí và Than, Thị trường châu Á - châu Phi, Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Chính sách thương mại đa biên; các Cục Điện lực và năng lượng tái tạo; Công nghiệp, Hóa chất, Xuất nhập khẩu... chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; hoặc chuẩn bị nội dung phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển.

Ngoài ra, Vụ Tổ chức cán bộ chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc chuẩn bị nội dung phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Cục Công Thương địa phương chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc chuẩn bị nội dung phổi hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và triển khai các dự án thành phần trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc chuẩn bị nội dung tham gia ý kiến, phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ cơ chế, chính sách về khoa học, công nghệ và môi trường.

Đặc biệt, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ và Cục Công nghiệp chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ; hoặc chuẩn bị nội dung, tham gia ý kiến, phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước không thuộc danh mục mà Nhà nước cần nắm giữ.

Mặt khác, các Vụ Chính sách thương mại đa biên, Thị trường châu Á - châu Phi, Thị trường châu Âu - châu Mỹ chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ hoặc chuẩn bị nội dung, tham gia ý kiến, phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ lĩnh vực hợp tác quốc tế.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; định kỳ hàng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện bằng văn bản gửi Vụ Kế hoạch Tài chính trước ngày 15 tháng 10 để tổng hợp chung trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top