ClockChủ Nhật, 25/06/2017 15:21

Bước đệm cho lao động dệt may

TTH - Trong khi các doanh nghiệp (DN) dệt may cần đội ngũ lao động quản lý có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm và trình độ quản lý chuyên nghiệp, thì các trường đại học, cao đẳng nghề trên địa bàn lại chú trọng đến lý thuyết và các bài học chuyên ngành. Đây chính là bất cập trong vấn đề học và làm đối với nguồn nhân lực phục vụ ngành dệt may trên địa bàn.

Giáo viên Trường cao đẳng Công nghiệp Thừa Thiên Huế hướng dẫn cho học viên kỹ thuật may mặc

Thừa mà… thiếu

Với con số khoảng 50 nhà máy sản xuất hàng dệt may, thu hút trên 30 ngàn lao động làm việc với mức thu nhập bình quân đạt trên 3,5 triệu đồng/người/tháng, đây là thuận lợi lớn và tiền đề để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Huế trở thành trung tâm dệt may khu vực miền Trung và cả nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các trường đại học chưa có chuyên ngành đào tạo ngành may nên nhiều cử nhân sau khi vào làm việc tại các nhà máy may không đảm bảo các tiêu chí cần, buộc DN phải đào tạo lại.  

Là DN có gần 5 ngàn lao động, song để đáp ứng đơn hàng cho đối tác, mỗi năm Công ty CP Dệt may Huế tổ chức tuyển dụng thêm hàng trăm vị trí quan trọng, như chuyền trưởng, kỹ thuật và quản lý nhà máy. Song, do đa số các cử nhân đại học đều không đáp ứng yêu cầu nên DN phải  thường xuyên mời các giảng viên của Trường đại học Kỹ thuật Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay cao đẳng Sư phạm Huế đến đào tạo các chuyên đề về thời trang, may mặc và kỹ thuật chuyền.

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế, ông Nguyễn Văn Phong cho rằng: “Lâu nay, các trường đại học chủ yếu đào tạo về lý thuyết, còn các khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm rất yếu, không đáp ứng nhu cầu quản lý công nhân và chỉ đạo sản xuất. Trong hai năm 2016 và 2017, công ty đã tổ chức đào tạo trên 100 lao động về các chuyên ngành may mặc, thiết kế thời trang, trong đó chi phí đào tạo mỗi năm chiếm trên 1,5 tỷ đồng.”

Công ty TNHH HanesBrands Việt Nam Huế (HBI) là tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm như đồ lót, tất, hàng dệt may và đồ thể thao xuất khẩu, giải quyết việc làm cho gần 6 ngàn lao động. Lâu nay, thông qua các chương trình tuyển dụng, DN bổ sung thêm nguồn lao động phổ thông; còn đội ngũ cán bộ bậc trung hay quản lý nhà máy luôn “trống” chỗ! Trong khi đó, để đào tạo đội ngũ này, DN phải mời các giảng viên có trình độ đạt chuẩn quốc tế chuyên ngành may mặc, thiết kế thời trang về giảng dạy, vừa tốn kinh phí, vừa làm gián đoạn các công đoạn sản xuất.

Trưởng bộ phận đào tạo, Công ty HBI-Nguyễn Thị Thúy Hằng thừa nhận: “Để tuyển dụng lao động phục vụ sản xuất không khó, song để tuyển được những người vừa có trình độ chuyên môn, vừa nắm vững các kiến thức cơ bản về may mặc, thiết kế thời trang là vô cùng khó. Nếu không tổ chức đào tạo lại cho các cử nhân tốt nghiệp đại học, sẽ rất khó tìm ra những cán bộ quản lý giỏi”.

Bắt tay liên kết

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và bổ sung nguồn lao động có tay nghề, năm 2016 Công ty HBI đã “bắt tay” với Trường cao đẳng công nghiệp Thừa Thiên Huế đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng phòng đào tạo nhân lực chuyên ngành may mặc tại 70 Nguyễn Huệ, TP. Huế. 

Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Thừa Thiên Huế Cung Trọng Cường thông tin: “Với mục đích giảm khoảng cách giữa các nhà máy may với người lao động, trường đã đào tạo được 8 khóa với tổng số 160 học viên. Học viên sau khi hoàn thành khóa học được công ty nhận vào làm việc với mức thu nhập từ 4,5- 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài khóa đào tạo này, để cung cấp nguồn nhân lực cho các DN dệt may, trường còn tổ chức chương trình đào tạo cộng đồng vào các ngày thứ 7, chủ nhật và ban đêm và học viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn DN thích hợp để làm việc”.

Ông Cường khẳng định, trường luôn tiên phong và hỗ trợ các DN trong việc đào tạo lao động ngành may, sẵn sàng cử giáo viên trực tiếp đến các DN để đảm nhận việc đào tạo với điều kiện DN phải đầu tư xây dựng phòng ốc, trang bị chuyền may đạt chuẩn và cung cấp nguyên phụ liệu cho học viên thực hành. Năm học 2017- 2018, ngoài các chuyên ngành đào tạo, trường đã bổ sung thêm chuyên ngành dệt may với mong muốn giải quyết bài toán nhân lực cho các DN dệt may trên địa bàn.

Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế-Nguyễn Văn Phong cho rằng: “Để đáp ứng đủ đội ngũ cán bộ bậc trung và quản lý các nhà máy may có trình độ và tay nghề, sắp tới công ty sẽ làm việc với các đơn vị đào tạo như khoa quản lý kinh doanh, Trường đại học Kinh tế Huế; khoa cơ khí công nghiệp Trường cao đẳng Công nghiệp và Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, lựa chọn những sinh viên sắp ra trường đưa về công ty thực tập, tổ chức đạo tạo về thiết kế thời trang, quản lý chất lượng, sau đó chọn ra những người đáp ứng các tiêu chí để tuyển dụng vào làm việc”.

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh cho biết: “Lâu nay các trường đại học chủ yếu quan tâm đến chất lượng đầu vào, không chú trọng đến đầu ra. Vì vậy, giữa đầu vào và đầu ra còn khá nhiều bất cập. Đây chính là lý do khiến số lượng cử nhân ra trường không có việc làm, trong khi các DN cần lao động phải tổ chức đào tạo lại, tốn kinh phí và thời gian. Hiện, sở đang xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhu cầu thực tế của các DN, đặc biệt là DN dệt may trên cơ sở DN đăng ký nhu cầu, sở sẽ làm việc với cơ sở đào tạo với mục đích thu hẹp khoảng cách giữa đầu ra với đầu vào”. Theo ông Thanh, để thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại sẽ do DN sử dụng lao động đầu tư.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024 như sau:

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024
Thông tin doanh nghiệp:
Đồng Phục Tiến Bảo - Thương hiệu bảo hộ lao động chất lượng uy tín

Đồng Phục Tiến Bảo là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bảo hộ lao động tại Việt Nam, Tiến Bảo tự hào là đối tác tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp, tập đoàn lớn các khách hàng của chúng tôi như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao Su Miền Nam, Tập đoàn Đèo Cả…

Đồng Phục Tiến Bảo - Thương hiệu bảo hộ lao động chất lượng uy tín
Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài: Cung chưa đến cầu

Với tổng kinh phí 23,5 tỷ đồng được tỉnh phân bổ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024, đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này trên địa bàn chưa tới 40%. Trong khi thực tế, rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đang rất cần và mong muốn được tiếp cận nguồn vốn này.

Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài Cung chưa đến cầu
Đại học Huế tuyên dương nữ viên chức, người lao động

Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), chiều 15/10, Công đoàn Đại học Huế (ĐHH) tổ chức gặp mặt và tuyên dương nữ viên chức, người lao động của ĐHH có hoàn cảnh khó khăn, có con đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

Đại học Huế tuyên dương nữ viên chức, người lao động

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Công ty May áo thun đồng phục TPHCM dong phuc sai gon Tham khảo mẫu balo laptop đẹp tại đây Đại lý Máy may kansai giá rẻ đồng phục công ty giá rẻ Xưởng may áo thun theo yeu cầuTin đăng tìm việc làm tại Vietnamworks giấy gói giày
Return to top