ClockThứ Hai, 23/10/2017 14:37

Các chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Đây là sự kiện mở đầu cho Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM – WHISE 2017, diễn ra từ ngày 23-28/10/2017.

Phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Khắc Thanh - Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM cho biết, chương trình Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp SpeedUp 2017 (giai đoạn 2016-2020) mà Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM tiến hành đã tuyển chọn được 14/112 dự án, tương ứng tổng số vốn trên mức 11 tỷ đồng.

Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của lãnh đạo thành phố và trực tiếp là Sở Khoa học Công nghệ, cộng đồng khởi nghiệp TP.HCM đã phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, để cộng đồng này phát triển mạnh và thực chất hơn nữa thì chúng ta cần phải có thêm những thay đổi, những bước “sáng tạo” để tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp năng động cho các doanh nghiệp.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Đó chính là đề xuất của ông Trần Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty Sao Bắc Đẩu) trong buổi Tọa đàm. Muốn có được một hệ sinh thái khởi nghiệp năng động và bền vững, chúng ta phải tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa 5 yếu tố mang tính chất cốt lõi gồm Nguồn nhân lực chất lượng cao; Nguồn vốn; Sự hỗ trợ của Nhà nước; Nơi làm việc và Cộng đồng các cố vấn.

Ngoài ra, ông Trần Anh Tuấn cũng đề cao những yếu tố mang tính thiết yếu nhất mà doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú ý, đó là: Ý tưởng kinh doanh tốt; Người lãnh đạo giỏi; Đội ngũ nhân lực đồng lòng và có trình độ; Kế hoạch kinh doanh phù hợp; Triển khai kế hoạch kinh doanh tốt; Xác định thời điểm hợp lý trong phát triển sản phẩm; Biết ứng phó và xử lý sự cố hay khủng hoảng trong kinh doanh; Xây dựng chiến lược tiếp thị/thị trường; Xác định tốc độ tăng trưởng phù hợp của doanh nghiệp.

Phát biểu về Định hướng hoạt động và Phát triển Hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp cho ngành ICT tại TP.HCM, ông Vũ Anh Tuấn (Phó Chủ tịch thường trực Ban điều hành Hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp ICT TP.HCM) cho biết hiện nay doanh nghiệp ICT chỉ chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp của toàn Thành phố, nhưng đóng góp tỷ trọng 7% GDP.

Ông Vũ Anh Tuấn nhận xét, hệ sinh thái chính là cầu nối giữa chính quyền với cộng đồng khởi nghiệp, giúp tìm kiếm và liên kết sự hỗ trợ, dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn, lâu năm cho các nhóm khởi nghiệp. Mục tiêu là đến năm 2020 sẽ phát triển đến 500.000 doanh nghiệp hoạt động, đóng góp nhiều hơn vào GDP của TP.HCM và quốc gia, dự kiến là sẽ đạt mức khoảng 15%.

Theo pcworld.com.cn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
“Điểm tựa” vốn vay chính sách

“Biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, gia đình tôi đã sử dụng vốn vay thật hiệu quả để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống” - chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) chia sẻ.

“Điểm tựa” vốn vay chính sách
Return to top