ClockThứ Sáu, 03/06/2022 07:53

Các chuyên gia: Cần sớm gỡ rào cản cho điện gió ngoài khơi

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió ngoài khơi, có thể lên tới 160GW và hiện trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển 7GW điện gió.

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát các dự án điện mặt trời, điện gió, thuỷ điệnTruyền thông quốc tế ca ngợi Việt Nam là 'người hùng điện gió' mớiMitsubishi đầu tư vào dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á

Dự án điện gió đang vận hành tại nhà máy điện gió số 5, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Chia sẻ tại hội thảo: "Ảnh hưởng của xu hướng giá thành điện gió ngoài khơi thế giới đến Việt Nam" do Đại sứ quán Đan Mạch và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương tổ chức mới đây (chiều 2/6), các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn với điện gió ngoài khơi, có thể lên tới 160GW và hiện trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 phát triển 7GW điện gió ngoài khơi.

Tuy vậy, các ý kiến cũng nhận định vẫn còn nhiều rào cản cần tháo gỡ cho loại hình năng lượng này phát triển.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, đại diện Viện Năng lượng thuộc Bộ Công Thương cho hay tiềm năng điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là rất tốt đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam. Song, tình trạng thiếu điện ở miền Bắc được dự báo và có thể phải truyền tải nhiều điện hơn ra khu vực phía Bắc. Vậy, vấn đề đặt ra là có thể tăng truyền tải điện ra Bắc hay cân nhắc phát triển điện gió ngoài khơi ở miền Bắc.

Trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII, thực hiện cam kết phát thải ròng = 0 vào năm 2050, các nguồn nhiệt điện than đã dừng, phát triển điện khí LNG cũng bị hạn chế. Như vậy, năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi sẽ có vai trò quan trọng.

Theo tờ trình Quy hoạch Điện VIII đặt ra mục tiêu 7.000MW đến năm 2030 (phía Bắc 4.000MW và Nam Trung bộ, Nam bộ 3.000MW, do giới hạn truyền tải điện từ khu vực miền Trung, Nam ra Bắc hạn chế). Hiện ở phía Bắc, các tỉnh có biển đăng ký khoảng 51.000MW điện gió ngoài khơi, nhưng theo tờ trình chỉ có 4.000MW nên sẽ phải lựa chọn dự án khả thi, đấu nối điện.

Theo phân tích của ông Nguyễn Mạnh Cường, các vấn đề tồn tại khi đấu nối hiện nay là: chưa có quy hoạch hệ thống tuyến cáp ngầm dưới biển kết nối các dự án điện gió ngoài khơi để giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái, giao thông vận tải biển và sinh kế ngư dân.

Do vậy, cần nghiên cứu sâu hơn, đưa các tuyến cáp như "hành lang cao tốc" dưới biển. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu đầu tư, đấu nối giữa nhà đầu tư với Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên và các ràng buộc đầu tư lưới điện cũng như dự án điện gió ngoài khơi để đồng bộ. Cùng đó, thủ tục đầu tư và cấp phép dự án hiện vẫn còn nhiều phức tạp vì sự chồng chéo về quản lý giữa nhiều bộ, ngành như Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, các tỉnh có dự án... dẫn tới nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư.

Theo chia sẻ của ông Stuart Livesay, Giám đốc quốc gia Việt Nam, Tổng giám đốc Dự án điện gió La Gàn, Việt Nam đặt mục tiêu 7GW đến năm 2030, nhưng vấn đề về triển khai, lộ trình, hợp đồng mua bán điện nếu không có sự đảm bảo nhất định thì sẽ khó để thực hiện được

Cũng theo đại diện dự án La Gàn, khi đầu tư dự án điện gió ngoài khơi, các khâu từ lựa chọn dự án, khảo sát, đầu tư xây dựng đều rất phức tạp và cần nguồn vốn lớn. Tất cả các công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện trước năm 2030 và phải làm tuần tự; cùng đó là các nghiên cứu địa kỹ thuật, tác động môi trường, sinh vật biển...phục vụ cho xây dựng. Do vậy, để tránh các rủi ro tiềm ẩn, Việt Nam cần sớm có các quy hoạch liên quan, hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp định hướng, triển khai.

Ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết Luật Điện lực đang được sửa đổi là đột phá của Chính phủ, thực hiện xã hội hóa cho phép tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải. Ở thế giới, việc cho phép tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải rất ít và đây cũng là quyết tâm của Đảng và Chính phủ.

Tuy nhiên, sau khi có Luật sửa đổi, việc ban hành Nghị định, hướng dẫn cũng rất quan trọng. Bộ đã họp với các đơn vị, góp ý kiến cho các văn bản hướng dẫn. Hiện nay, một số nhà đầu tư tư nhân đã tham gia đầu tư lưới như Trung Nam, Xuân Thiện... nhưng trục xương sống truyền tải liên miền, liên vùng vẫn phải do nhà nước. Còn lại các nhánh đấu nối từ các trung tâm nguồn điện hoặc vị trí không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng thì có thể xem xét, hướng dẫn tư nhân đầu tư.

Cũng theo ông Phạm Nguyên Hùng, để thực hiện dự án điện gió ngoài khơi mất từ 7-8 năm, như vậy thời điểm này phải bắt tay vào triển khai mới có thể đạt được mốc quy hoạch đến năm 2030. Các công việc cần làm là Quy hoạch Điện VIII sớm được phê duyệt, hiện Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quy hoạch.

Sau đó đến kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương cũng phải chuẩn bị. Nếu kế hoạch triển khai chậm sẽ làm giảm hiệu quả của quy hoạch điện. Về khung pháp lý, điện gió ngoài khơi có chu trình đầu tư khác biệt nhiều so với điện gió trên bờ, phạm vi quản lý biển dưới 6 hải lý thuộc cấp tỉnh, trên 6 hải lý phải cấp cao hơn... Đây cũng là vấn đề cần "hóa giải".

 Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

TIN MỚI

Return to top