ClockThứ Bảy, 18/07/2020 18:18

Cần chính sách đột phá, táo bạo cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên

TTH.VN - Ngày 18/7, tại TP. Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung và Tây Nguyên về tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển KT-XH và giải quyết các kiến nghị của địa phương.

Có tinh thần trách nhiệm trước nhân dân về sử dụng vốn đầu tư nhà nướcTập trung giải ngân, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sáchMột góc nhìn khác về đầu tư côngGiải tỏa sức ép thu ngân sách năm 2020Giải ngân tốt vốn đầu tư công, kích cầu hiệu quả tăng trưởng kinh tế - xã hộiTập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; lãnh đạo một số Bộ, ngành, 12 tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên và các hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp lớn. Đoàn Thừa Thiên Huế có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hội nghị nhằm lắng nghe, giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đời sống, bảo đảm tăng trưởng cần thiết, giải quyết việc làm. Với tinh thần cởi mở, đi thẳng vào vấn đề, Thủ tướng mong muốn các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến tháo gỡ có giá trị để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, nhất là chính sách đột phá, táo bạo có thể thực thi ngay, không để xảy ra tình trạng trì trệ. 

Đề xuất đưa Thừa Thiên Huế vào vùng Nam Trung Bộ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự hội nghị

Phát biểu tham luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với khu vực miền Trung và Tây Nguyên - nơi còn nhiều tiềm năng cần khơi dậy và phát triển, để tổ chức nhiều hội nghị nhằm đề ra định hướng, chiến lược phát triển kinh tế miền Trung - Tây Nguyên. Đồng thời, cần có giải pháp đột phá để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy những ngành động lực phát triển một cách thấu đáo, tháo gỡ những "điểm nghẽn” làm cản trở sự phát triển vùng.

Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất, cần hoàn thiện thể chế và tăng cường thực hiện thể chế điều phối vùng; đẩy nhanh việc triển khai lập quy hoạch tổng thể Quốc gia, quy hoạch vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; sớm có cơ chế, chính sách tài chính, thuế, phí để phân cấp quản lý cho các tỉnh, thành phố trong vùng, phù hợp với sự phát triển, đặc điểm kinh tế và cơ sở thuế của từng địa phương; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tạo điều kiện cho vùng miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển bền vững. 

Đáng chú ý, Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất phân tỉnh Thừa Thiên Huế vào vùng Nam Trung Bộ để phát huy đặc tính liên kết về kinh tế giữa các địa phương trong việc phân vùng phù hợp với định hướng của Trung ương; xác lập và tăng cường vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung khu vực Trung Bộ và tương quan với các Vùng kinh tế trọng điểm khác của quốc gia.

Bởi, hiện nay các địa phương trong vùng đã và đang rất chú trọng việc tăng cường các công tác, liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, ba địa phương một điểm đến, hành trình di sản,…); định hướng liên kết Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế tạo thành “đô thị đôi - hạt nhân của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung” đặt trong mối tương quan từ vị trí địa lý cho đến quan hệ các đô thị cấp Quốc gia hiện hành.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội nghị

Ưu tiên nguồn lực cho Thừa Thiên Huế

Về chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, giữa bối cảnh đại dịch, kinh tế suy giảm mạnh, nhiều tỉnh, thành trong cả nước có mức tăng trưởng âm. Riêng tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng đầu năm của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt khoảng 0,38%, đạt ở mức trung bình so với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; an sinh xã hội, đời sống của người dân vẫn được bảo đảm.

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Đến nay tỷ lệ giải ngân mới đạt tỷ lệ 36,1% so với tỷ lệ trung bình quân chung cả nước là 33,1%. Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù chịu tác động của dịch COVID-19 nhưng tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm.

Về những đề xuất, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm hỗ trợ bố trí ngân sách Trung ương 980 tỷ đồng để đẩy nhanh việc thực hiện Dự án di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế. Sau khi thực hiện xong việc di dời, tái định cư, tỉnh cần phải chỉnh trang, trùng tu, tôn tạo lại khu vực di tích, kinh phí thực hiện khoảng 1.000 tỷ đồng và cần Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ.

Năm 2020, tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực xây dựng, ban hành và triển khai các đề án thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ xây dựng các Đề án trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đang còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ mà nghị quyết Chính phủ đề ra; đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo và các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh trong việc thẩm định, đẩy nhanh việc xây dựng các đề án.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép điều chỉnh Quy hoạch cục bộ đường ven biển đảm bảo đúng ý nghĩa của đường ven biển, phát huy hiệu quả khai thác; đồng thời tạo quỹ đất thực hiện kêu gọi đầu tư các dự án khu vực này.

Bài, ảnh: Bình Minh   

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Return to top