ClockThứ Bảy, 31/03/2018 13:24

Cần hình thành chuỗi liên kết

TTH - Sau khi được trùng tu, tôn tạo theo đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ & phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”, một số nhà vườn ở phường Thuỷ Biều, TP. Huế đã đưa vào khai thác du lịch và bước đầu đem lại hiệu quả.

Thủy Biều & du lịch sạchĐẩy nhanh tiến độ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế

Du khách tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp ở Thủy Biều

Đến nhà vườn của ông Hồ Xuân Doanh vào thời điểm đang chuẩn bị đón tiếp một đoàn khách đến tham quan và thưởng thức các dịch vụ ẩm thực, một không khí niềm nở, rộn ràng bao quanh khu nhà vườn trên 100 năm tuổi.

Chủ nhân ngôi nhà cho biết, sau khi được hỗ trợ từ quỹ bảo vệ nhà vườn với số tiền 700 triệu đồng, căn nhà đã được tu sửa khá khang trang để đưa vào phục vụ du khách. Gần nửa năm khai thác, dịch vụ này đã phát huy hiệu quả và số lượng khách đến với nhà vườn ngày càng đông.

“Chúng tôi rất thích thú, ấn tượng với không gian thoáng đãng, yên bình, cùng cung cách đón tiếp gần gũi của gia chủ. Các chủ nhà vườn đều vui vẻ khi khách đến, chào hỏi khi khách đi và đáp ứng các yêu cầu về cung cấp dịch vụ ẩm thực”, anh Đoàn Nguyên, một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ.

Tuy mới đầu lượng khách chưa đều, song đáng mừng là số lượng khách đang tăng dần theo thời gian, và nhờ đó cũng tăng thêm vào thu nhập cho gia đình và mở ra hướng khai thác du lịch theo mô hình này của nhiều ngôi nhà vườn đã và đang được nhà nước hỗ trợ trùng tu.

Nhà vườn của ông Đặng Văn Thành được Công ty Hue tourist đầu tư khá bài bản theo mô hình homestay với 4 phòng nghỉ cùng nhà hàng phục vụ du khách từ tháng 10/2017. Nhờ được quảng bá và kết nối tốt với các tour tuyến, nên tour du lịch có tên gọi: “Sáng Thủy Biều, chiều Tam Giang” do doanh nghiệp này tổ chức ngày càng được nhiều du khách biết đến. Du khách trong và ngoài nước đều tỏ ra rất thích thú khi tham quan vườn cây thanh trà Thủy Biều, thưởng thức thanh trà ngay trong vườn, trải nghiệm làm nông dân, tự tay chế biến bữa ăn với những thực phẩm "cây nhà lá vườn" hay đạp xe quanh làng để thăm thú làng nghề và tận hưởng không khí thoáng đãng, đậm chất dân dã nơi đây.  

Phó chủ tịch UBND phường Thủy Biều- ông Nguyễn Đăng Thái cho biết, hiện trên địa bàn có gần 100 nhà vườn, trong đó có 4 nhà đã được đưa vào khai thác du lịch, trong đó 2/7 ngôi nhà nằm trong diện thụ hưởng đề án đã được nâng cấp, trùng tu và hoàn thành trong năm 2017. Hiện, 2 căn nhà khác đã được chủ nhân tổ chức đón khách từ khoảng gần 10 năm nay là nhà ông Hồ Xuân Đài và ông Tôn Thất Phương.

“Nhà vườn Thủy Biều được hình thành trên nền một chỉnh thể cảnh quan rất đẹp và đặc trưng xứ Huế nên việc tổ chức du lịch ở đây rất có tiềm năng. Tuy nhiên, do vẫn tổ chức mang tính tự phát, chưa hình thành được “chuỗi liên kết” nên tính hấp dẫn và hiệu quả chưa cao. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có 10- 15 nhà vườn tham gia vào phục vụ du lịch. Tuy nhiên, các nhà vườn này không tổ chức dịch vụ giống nhau mà cần liên kết, phân công nhau để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, hình thành nên tuyến tham quan và tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho loại hình du lịch này”, ông Thái mong muốn. 

Thủy Biều đang gặp khó khăn về giao thông do tuyến đường vào phường khá nhỏ hẹp, ảnh hưởng đến việc tiếp cận của các loại xe nhiều chỗ ngồi. Hầu hết các nhà vườn ở đây đều là có hình thức sở hữu đồng thừa kế, nên việc xin cấp phép để xây dựng các công trình phòng ốc phục vụ homestay rất khó khăn. Theo ông Thái, cần thiết phải có một đơn vị tổ chức du lịch chuyên nghiệp đứng ra làm nhiệm vụ “liên kết” các hộ nhà vườn cũng như kết nối các hãng du lịch mới mong tạo ra một sản phẩm du lịch hiệu quả.

Bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP. Huế cho biết, ngoài việc trùng tu để bảo tồn các nhà vườn đặc trưng, việc tổ chức đưa vào khai thác để đem lại hiệu quả kinh tế là điều mà các ban ngành chức năng thành phố đặc biệt quan tâm. “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung của đề án, cũng như những hiệu quả từ “mô hình” du lịch nhà vườn để tạo nên “động lực” giúp chủ nhân thấy được các lợi ích của việc tham gia đề án. Thành phố cũng sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành khác để nghiên cứu, phát triển các tour du lịch khám phá, trải nghiệm nhà vườn Huế, hướng tới tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng và hoàn chỉnh”, bà Giao thông tin.                                                                                                   

Bài, ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hình thành nền nông nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế đang hướng tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Hình thành nền nông nghiệp công nghệ cao
Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Phát triển chuỗi liên kết từ sen Huế

Để nâng cao giá trị cho cây sen trên địa bàn tỉnh, việc phát triển chuỗi liên kết từ chọn vùng trồng, giống, kỹ thuật chăm sóc đến sản xuất chế biến và làm du lịch... đang được các địa phương, doanh nghiệp và các ngành liên quan ưu tiên thực hiện. Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt là đơn vị được đặt hàng chủ trì thực hiện dự án khoa học công nghệ này.

Phát triển chuỗi liên kết từ sen Huế
Cơ hội cho nhà vườn, nhà rường Huế

Với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng của hệ thống nhà vườn, nhà rường trên địa bàn, UBND TP. Huế tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ Bao Vinh.

Cơ hội cho nhà vườn, nhà rường Huế
Return to top