ClockThứ Năm, 16/04/2020 13:15

Cảng Chân Mây: Vừa phòng dịch, vừa đảm bảo xuất nhập khẩu

TTH - Phòng Điều độ Cảng Chân Mây phối hợp Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế và Trạm Biên phòng cửa khẩu Cảng Chân Mây yêu cầu tất cả các thuyền viên không được lên bờ, chỉ ở tại tàu và kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình bốc xếp hàng hóa.

Kiểm tra y tế 23 thuyền viên tại cảng Chân MâyDu thuyền Silver Spirit đưa 205 khách đến tham quan Huế

Hoạt động bốc xếp hàng hóa lên xuống tàu được thực hiện khẩn trương tại Cảng Chân Mây

Cảng Chân Mây vừa mới đón tàu hàng YI SHUN 89 quốc tịch MONGOLIA từ Philippines, bốc hàng sắn lát xuất khẩu qua cảng. Trên tàu có 18 thuyền viên, bao gồm 9 thuyền viên quốc tịch Trung Quốc và 9 thuyền viên quốc tịch Myanmar. Trước khi tàu đến cảng, đơn vị phối hợp cùng Cảng vụ Hàng hải tỉnh thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) chuẩn bị lực lượng, phương tiện, tiến hành kiểm dịch cho tất cả các thuyền viên và tiêu độc khử trùng trên tàu.

Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Chân Mây, cho biết, việc kiểm dịch các tàu nhập cảng được thực hiện ngay từ ngoài trạm hoa tiêu (phao số không). Đại lý hàng hải có trách nhiệm bố trí phương tiện theo yêu cầu của CDC để kiểm dịch cho tàu, đồng thời thông báo cho thuyền trưởng về thủ tục kiểm dịch. Tất cả thuyền viên đều phải qua kiểm tra thân nhiệt, nếu không phát hiện thuyền viên có dấu hiệu nhiễm bệnh, hoa tiêu mới dẫn tàu nhập cầu cảng. Các đơn vị quản lý liên quan hỗ trợ tàu hàng tiến hành các thủ tục nhập cảnh ngay trên tàu, đồng thời đảm bảo chỉ cho phép một số thành viên có phận sự mới được phép xuống tàu làm các thủ tục, công việc liên quan.

Năm 2020, trước diễn biến của thị trường và dịch bệnh COVID – 19, Công ty CP Cảng Chân Mây đã sớm xây dựng kịch bản trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đề ra các biện pháp, giải pháp ứng phó với việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Qua đó, đơn vị đã phối hợp tốt với Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế, CDC và Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Chân Mây tổ chức thực hiện có hiệu quả việc triển khai các phương án phòng chống dịch tại cảng.

Theo ông Trần Đạo Phong, Trưởng khoa Kiểm dịch y tế quốc tế thuộc CDC, đối với tàu hàng xuất nhập khẩu, việc kiểm dịch được thực hiện nghiêm ngặt, kể cả kiểm soát nguồn lây nhiễm từ hàng hóa, thực phẩm… lên xuống tàu. Tất cả nhân viên hoa tiêu hàng hải, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng và thành viên CDC trước khi lên tàu kiểm dịch đều được trang bị phòng hộ cá nhân nghiêm ngặt, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Quá trình kiểm dịch, nếu phát hiện thuyền viên có dấu hiệu nhiễm bệnh, phải cách ly tại tàu và chuyển lên Bệnh viện Tung ương Huế bằng xe chuyên dụng để cách ly điều trị. Đối với tàu có thuyền viên nhiễm bệnh phải neo đậu tại trạm hoa tiêu, không được cập cầu cảng để theo dõi 14 ngày. Trong thời gian đó, nếu tàu không có nhu cầu ở lại, các đơn vị liên quan sẽ giải quyết thủ tục cho tàu rời cảng.

Để đảm bảo việc cách ly khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, đơn vị thiết lập căn phòng rộng 25m2 cách biệt và một container ngoài trời thiết kế thành phòng lưu trú dài hạn đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định, nhằm đảm bảo ứng phó kịp thời nếu có tình huống xảy ra. Đơn vị thường xuyên cập nhật, hướng dẫn các biện pháp phòng hộ cá nhân cho người lao động; phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào cảng biển, nhất là đối với các đơn vị xuất nhập khẩu.

Thiếu tá Lê Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây chia sẻ, thông tin về tàu, số lượng thuyền viên… được đơn vị cập nhật qua mạng đường truyền ADSL, giúp đơn vị chủ động rà soát, đối chiếu những thông tin với danh sách xét duyệt nhân sự đã được cấp phép. Đội làm thủ tục của đơn vị tiếp cận tàu từ phao số 0 để tiến hành các thủ tục cần thiết, đảm bảo cho tàu hàng cập cảng trong thời gian sớm nhất.

Anh Phạm Bá Hùng, nhân viên Công ty Xuất nhập khẩu Đà Nẵng đang giao dịch hàng hóa tại cảng Chân Mây, cho rằng, việc phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt ở cảng chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, bởi đây là lợi ích cho cộng đồng, trong đó có đơn vị tôi. Thời gian thực hiện các khâu kiểm dịch cũng không nhiều, không gây khó khăn cản trở, các thủ tục thông quan hàng hóa được tiến hành nhanh chóng; đây là việc làm cần thiết trong thời điểm này.

Việc Công ty CP Cảng Chân Mây thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm dịch y tế, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của người và phương tiện tại cảng biển trên nguyên tắc tạo thuận lợi, góp phần đẩy nhanh hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhờ đó, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Chân Mây trong quý I năm nay đạt gần 600 ngàn tấn, giảm dưới 10% so với cùng kỳ năm trước; đồng thời bảo đảm yêu cầu đối với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID – 19 nghiêm ngặt, chặt chẽ, đồng bộ.

Từ đầu tháng 2 đến nay, Cảng Chân Mây đón 24 tàu cập cảng, trong đó có 2 tàu du lịch, số còn lại là tàu hàng. Đa số hàng hóa nhập khẩu gồm than đá, nhựa đường và hàng xuất khẩu chủ yếu là dăm gỗ, Clinker… Thời điểm hiện nay, Cảng Chân Mây tạm thời không đón các tàu du lịch biển cập bến để phòng ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/8 đã lên tiếng cảnh báo khi các ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên toàn thế giới - bao gồm cả ở Thế vận hội Paris đang diễn ra, và gần như khó có thể suy giảm trong thời gian tới. Cơ quan này cũng lo ngại rằng các biến thể nghiêm trọng hơn của virus SARS-CoV-2 có thể sẽ sớm xuất hiện và lây lan.

WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19
Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

TIN MỚI

Return to top