ClockThứ Sáu, 06/07/2018 15:08

Chi phí thuế chiếm tới 38% lợi nhuận của doanh nghiệp tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp kiến nghị giảm gánh nặng thuế, tránh sách nhiễu của cán bộ thuế để giải phóng nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Nam (VBF) 2018 vừa được tổ chức tại Hà Nội, không ít doanh nghiệp bày tỏ quan ngại về sự thay đổi chính sách thuế thời gian gần đây khiến nhà đầu tư nước ngoài phải chịu thêm rất nhiều rủi ro và cản trở hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng phản ánh chuyện một số cán bộ thuế và hải quan sách nhiễu doanh nghiệp.

Rào cản “vô hình” hành DN

Ông Richard Leech, Ủy viên Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BBGV) thẳng thắn nêu thực trạng cán bộ thanh, kiểm tra của cơ quan thuế và hải quan có biểu hiện gây cản trở, khó dễ, thậm chí sử dụng hình thức đe dọa doanh nghiệp (DN). BBGV đề nghị Chính phủ lập ban độc lập xử lý các kiến nghị của DN, và ban này phải có quyền cao hơn cơ quan thuế, hải quan.

Trưởng Nhóm công tác thuế và hải quan (thuộc VBF) Mark Gillin chỉ ra rằng, chi phí thuế của DN tại Việt Nam chiếm tới 38% lợi nhuận, thực tế còn cao hơn do các rào cản "vô hình".

Ðại diện Nhóm công tác Thuế và Hải quan VBF bày tỏ quan ngại trong hoạt động thanh kiểm tra, thu thuế của Việt Nam gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cơ quan thuế thường ấn định chỉ tiêu nộp ngân sách cho từng DN trong quá trình thanh kiểm tra. Kể cả khi cán bộ thuế biết rõ chưa đến kỳ nộp thuế, vẫn cố tình tìm kiếm dấu hiệu vi phạm, thực chất đó là sách nhiễu, cho đến khi DN nộp đủ "chỉ tiêu", ông Mark Gillin cho hay.

Theo Trưởng Nhóm công tác thuế và hải quan, ngoài việc có mức tổng thuế suất trên lợi nhuận chính thức cao nhất Châu Á, DN ở Việt Nam thường còn phải nộp thêm tiền thuế khi quyết toán thuế. Việc quyết toán thuế cũng làm hao tốn nhiều thời gian của DN và tạo kẽ hở để cán bộ thuế thao túng thu lợi cho bản thân.

Cơ quan thuế đang dùng công cụ thanh, kiểm tra để “soi” DN, nhằm tăng tiền thu. Cơ quan thuế còn có “công thức bí mật” để tính thuế, và buộc DN phải chấp nhận. Việc tính lãi chậm nộp cao (4,69%) nên cán bộ thuế thường kéo dài để thu thêm, chỉ giảm nhẹ một phần nếu được hối lộ. Điều này làm gia tăng hành vi sách nhiễu, dồn ép, đòi hỏi từ phía cán bộ thuế, đặc biệt qua thanh kiểm tra. Do đó, ông Mark Gillin kiến nghị giảm hay quy định mức trần thuế phạt, lãi phạt gộp, đồng thời thúc đẩy triển khai thu thuế điện tử.

Kiến nghị về việc áp thuế

Một trong những vấn đề liên quan đến chính sách thuế làm nóng Diễn đàn VBF là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên ô tô và nước ngọt.

Trưởng nhóm công tác công nghiệp ô tô và xe máy (thuộc VBF), ông Toru Kinoshita đánh giá, Nghị định 116 gần như đã ngừng toàn bộ việc kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc của các nước phát triển như Nhật Bản, châu Âu… trong mấy tháng qua. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2018, không có chiếc xe nhập khẩu nào vào Việt Nam có nguồn gốc châu Âu.

Ông Toru Kinoshita, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) lưu ý, với tình hình kinh tế hiện nay, việc tăng thuế có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Vẫn liên quan đến các dự kiến đề xuất cải cách thuế của Việt Nam, Nhóm Công tác thuế và hải quan (thuộc VBF) cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống ngọt sẽ là một thực tế không phổ biến và không đúng.

Việc áp thuế TTĐB đối với đồ uống ngọt là một thực tế không phổ biến. (Ảnh minh họa: KT)

Hiện chỉ có 4 quốc gia trong toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chiếm khoảng 2% dân số khu vực, áp đặt thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. Hầu hết các nước không áp đặt thuế này vì nó gây hại cho nền kinh tế và chưa được chứng minh là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra, Tiểu ban Thuế và Chuyển giá của Eurocham nêu rõ: Việt Nam có một danh mục các hiệp định về thuế quan rất lớn với 75 hiệp định đã được ký kết. Thuế thu nhập có thể được miễn hoặc giảm theo các hiệp định thuế có liên quan giữa Việt Nam và các nước khác nếu đáp ứng được các điều kiện như quy định. Tuy nhiên, giảm thuế theo hiệp định không được áp dụng tự động tại Việt Nam.

Tiểu ban Thuế và Chuyển giá kiến nghị hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo hiệp định cần được xem xét sau khi cơ quan thuế địa phương tiếp nhận. Bất kỳ yêu cầu bổ sung hoặc vấn đề nào phát sinh phải được thông báo trong một thời gian nhất định, ví dụ, từ 1 – 3 tháng. Nếu không có vấn đề là phát sinh trong khoảng thời gian quy định thì có thể xem là người nộp thuế đã được chấp nhận.

Điều này giúp tăng cường tính tuân thủ chặt chẽ của người nộp thuế đối với các quy định của Việt Nam trong khi vẫn bảo vệ được việc miễn, giảm thuế theo quy định, đồng thời thể hiện được sự tôn trọng và cam kết của Việt Nam đối với các hiệp định thuế áp dụng chung và tránh thuế 2 lần.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới.

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

TIN MỚI

Return to top