ClockThứ Hai, 17/06/2019 12:30

Chia sẻ kiến thức, học sinh chủ động

TTH - Đưa hoạt động trải nghiệm giáo dục bắt buộc vào học đường là một trong những đổi mới căn bản trong giáo dục phổ thông.

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viênSinh viên cần kỹ năng để không thất nghiệp

Học sinh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt tham gia vẽ tranh

Dạy học sinh lớp 4 tiết học về kinh thành Huế, thay vì “cô giảng, trò chép”, cô giáo Cao Thị Thanh Tuyết, Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (TP. Huế) đã cho học sinh tìm hiểu sách báo viết về kinh thành Huế ở Thư viện Tổng hợp tỉnh. Sau đó, các em được sang Đại Nội để tận mắt chứng kiến kinh thành Huế một cách sinh động. Tiết học trải qua nhẹ nhàng mà lắng đọng bởi kiến thức ở đây đang là chia sẻ chứ không phải giáo viên truyền thụ một chiều.

Tiết học và cách dạy của cô giáo Cao Thị Thanh Tuyết là một dẫn chứng sinh động cho việc đổi mới chương trình giáo dục từ hoạt động trải nghiệm được tiến hành ở Thừa Thiên Huế và trong cả nước nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị Quyết số 29 - NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đưa hoạt động trải nghiệm giáo dục bắt buộc vào học đường là một trong những đổi mới căn bản trong giáo dục phổ thông. Hoạt động này được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, gồm: Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông). Thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp là 3 tiết/tuần. Ở cấp tiểu học, nội dung hoạt động trải nghiệm tập trung vào khám phá bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi được tổ chức với nội dung, hình thức phù hợp.

Tại hội nghị biểu dương những giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây, cô giáo Cao Thị Thanh Tuyết chia sẻ, qua tiết dạy trải nghiệm, giáo viên giáo dục cho các em về lòng tự hào đối với di tích lịch sử của quê hương, từ đó giáo dục về ý thức bảo vệ các di sản văn hóa. Đặc biệt, trong chuyến trải nghiệm, giáo viên đã thực hiện liên kết giữa các môn học, như: Mỹ thuật, âm nhạc… giúp các tiết học đa dạng và hấp dẫn.

Ở một khía cạnh khác, cô giáo Nguyễn Thị Thu Sang, giáo viên mỹ thuật, Trường tiểu học Số 1 Lộc Trì (Phú Lộc) cho rằng, đối với bộ môn mỹ thuật, học nhóm là một hoạt động xuyên suốt nên giáo viên cần chia nhóm một cách hợp lý, linh động tùy theo vị trí ngồi và nội dung bài học. Cô giáo Thu Sang bày tỏ: "Tôi đề cao vai trò đoàn kết làm việc nhóm, từ đó hạn chế được nhược điểm có em ngồi chơi, có em thì tích cực làm việc hết mình. Tôi thường tìm kiếm và làm sản phẩm thực tế để giúp học sinh có kiến thức hơn về thực tế. Các em có thể học trên lớp, ngoài trời, hay thư viện. Những tiết thực hành nhóm lớn, các em có thể trao đổi một cách thoải mái ở các góc sân trường".

Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

Còn để giải bài toán về giáo viên, PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa, Chủ biên chương trình hoạt động trải nghiệm Trung ương cho biết, khi được đào tạo trong trường sư phạm, sinh viên đã được giáo dục cả hai nội dung dạy học và giáo dục. Vì vậy, bất cứ giáo viên nào hiện nay ngoài việc dạy học cũng đều có thể tham gia đảm nhận việc hướng dẫn hoạt động sáng tạo cho học sinh. Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội... cũng là lực lượng có chuyên môn để đảm trách hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm chung.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông

Chiều 20/11, ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cùng đại diện các ban, phòng, đơn vị chức năng liên quan đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) hiện đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top